Chiến lược “áp lực tối đa” đối với Triều Tiên của Tổng thống Trump khiến Kim Jong-un gác bỏ tham vọng hạt nhân, hiện đối mặt với thách thức kêu gọi mềm mỏng từ Trung Quốc và Nga.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cảnh báo các thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm thứ Năm (27/9) rằng họ phải “làm gương” bằng việc thực thi các lệnh cấm vận ở Triều Tiên, trong khi Trung Quốc và Nga đề nghị Hội đồng xem xét giảm bớt các biện pháp khắc nghiệt, theo Reuters.
Phát biểu tại cuộc họp, ngoại trưởng Mỹ khẳng định: “Việc thực thi các biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an [đối với Triều Tiên] phải tiếp tục mạnh mẽ và không thoái lùi, cho đến khi chúng ta nhận thấy việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn, được hoàn tất và có xác minh”.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. (Ảnh minh họa: NPR) |
“Các thành viên của hội đồng phải làm gương cho nỗ lực đó”, ông Pompeo nói.
Trung Quốc và Nga cho rằng Hội đồng nên khen thưởng Bình Nhưỡng cho “những diễn biến tích cực” trong năm nay, với việc Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã gặp nhau vào tháng 6 và ông Kim cam kết tiến tới giải giáp hạt nhân. Theo Reuters, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương nghị nói rằng có những quy định trong nghị quyết của Hội đồng Bảo an cho phép cơ thể sửa đổi các biện pháp trừng phạt nếu Triều Tiên tuân thủ.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ủng hộ đồng nghiệp Trung Quốc, nói rằng: “Các bước đi của CHDCND Triều Tiên đối với việc giải trừ dần dần vũ khí cần được theo sau bởi hành động nới lỏng các biện pháp trừng phạt.”
Chiến lược gây áp lực tối đa của chính quyền Trump đã phát huy tác dụng trong việc đưa Triều Tiên chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán và tuyên bố sẽ từ bỏ vũ khí hạt nhân, sau nhiều năm thử nghiệm tên lửa đạn đạo với tham vọng tấn công Mỹ và các nước đồng minh.
Đầu tháng này, Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley cáo buộc Nga lừa dối các lệnh cấm vận của LHQ đối với Triều Tiên, theo Reuters. Trong khi đó, Trung Quốc bị cáo buộc cản trở nỗ lực trừng phạt Triều Tiên nhằm gây áp lực với chính quyền Trump về các vấn đề khác như tranh chấp thương mại.
Nga và Trung Quốc được cho là các nhà bảo trợ truyền thống của Triều Tiên. Sau chiến tranh thế giới thứ II, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền ở vĩ tuyến 38, với sự hiện của Liên Xô ở phía bắc và Hoa Kỳ ở phía nam. Các cuộc đàm phán thống nhất thất bại và hai miền thành lập quốc gia độc lập. Năm 1948, miền bắc – với sự hậu thuẫn của Liên Xô – thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên dưới sự lãnh đạo của ông Kim Nhật Thành (Kim Il-sung), ông nội của lãnh đạo Kim Jong-un hiện nay. Trong khi đó, miền nam thành lập đất nước Hàn Quốc theo chủ nghĩa Tư bản và trở thành đồng minh thân thiết của Hoa Kỳ.
Tháng 6 năm 1950, chiến tranh giữa hai miền nổ ra với việc Triều Tiên tấn công lãnh thổ Hàn Quốc, theo History Channel. Liên Xô và Trung Quốc đưa quân trợ giúp chính quyền họ Kim, trong khi miền nam nhận được hỗ trợ từ Liên Hợp Quốc, với đại đa số binh lính là người Mỹ, theo cuốn sách “Korea: Where the American Century Began”. Cuộc chiến kết thúc vào tháng 7 năm 1953 bằng một thỏa thuận đình chiến.
Trang Vũ (tổng hợp)