Triều Tiên có thể đã xây dựng một cơ sở thử nghiệm nhằm mục đích nghiên cứu phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm hay tàu biển, theo một học viện nghiên cứu của Mỹ cho hay.
Một vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, ngày 13/7
Người ta cho rằng Triều Tiên còn bỏ xa nhiều năm trong lĩnh vực nghiên cứu tên lửa, nhưng khám phá mới này sẽ tăng thêm lo ngại về việc phát triển vũ khí của quốc gia này.
Những khám phá mới dựa vào những hình ảnh vệ tinh ở khu vực bờ biển phía đông Sinpo của Triều Tiên, mà theo trung tâm Mỹ cho biết đây là nơi Triều Tiên sở hữu một hạm đội tàu biển và một trung tâm nghiên cứu. Trung tâm của Mỹ chỉ ra một căn cứ bê tông cao 12 mét, rộng 30 mét được thiết kế để thử nghiệm phóng tên lửa từ một bệ phóng như tàu ngầm hay bề mặt của một chiếc tàu chiến, theo tin tức từ trang 38 North của Học viện Mỹ-Hàn.
Trụ sở nghiên cứu gần đó là những tòa nhà hỗ trợ có tường bảo vệ và nhìn giống như cổng vào khu phức hợp ngầm.
Joel Wit, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ làm việc tại 38 North cho hay: “Phát hiện mới này cho thấy Triều Tiên đang chế tạo các tên lửa đạn đạo trang bị vũ khí nguyên tử trên tàu ngầm để có thể che giấu và bảo vệ chúng tốt hơn.
Tuy nhiên, Bình Nhưỡng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn về kỹ thuật cần phải khắc phục để đưa các vũ khí đi vào hoạt động. Chưa rõ liệu Triều Tiên có thể thực hiện điều đó được hay không.”
Việc phát triển vũ khí hạt nhân và phóng tên lửa từ mặt đất của Triều Tiên đang làm gia tăng mối lo từ Washington.
Tuần trước, Tư lệnh các lực lượng Mỹ ở Hàn Quốc, Tướng Curtis Scaparrotti nói rằng Bình Nhưỡng có thể đủ khả năng thu nhỏ một thiết bị hạt nhân để đưa vào một tên lửa phóng từ bệ bóng di động trên đất liền. Mặc dù tên lửa này được cho là có tầm bắn đến tận Mỹ, Scaparrotti nói rằng Triều Tiên vẫn chưa tiến hành thử nghiệm nó và khả năng thành công là rất thấp.
Một báo cáo vào năm 2009 chỉ ra, Triều Tiên có thể mua một tiềm lửa tên lửa đạn đạo phóng từ biển. Chuyên gia của 38 North Joe Bermudez – một chuyên gia về ảnh vệ tinh và tên lửa của Triều Tiên cho biết việc xây dựng lực lượng hải quân và các chương trình hiện đại của Triều Tiên từ đầu những năm 2000 dường như được thúc đẩy dưới thời lãnh đạo hiện tại là Kim Jong Un.
Bruce Bennett, chuyên gia quốc phòng cấp cao của Tập đoàn Rand cho biết dù các tên lửa tầm ngắn không giúp Triều Tiên tấn công được các quốc gia láng giềng, đây là một thành tựu đáng kể để Triều Tiên chế tạo các tên lửa tầm xa sau đó với cùng một bệ phóng.
Tuy nhiên, ông nghi ngờ về tiềm lực tàu ngầm của Triều Tiên, dường như khá nhỏ và cũ kỹ: “Trừ khi tàu ngầm này khó bị phát hiện, nếu không không có gì nguy hiểm nếu đặt một tên lửa đạn đạo vào đó”, ông Bennett nói.
Theo Chi MK (AP/Người đưa tin)