Cuộc đảo chính không thành tại Thổ Nhĩ Kỳ hôm 15/7 đã dẫn tới những lo lắng an ninh quốc gia không mong đợi cho Mỹ. Những cuộc nổi dậy tự phát đã đăng ra câu hỏi về sự an toàn của những quả bom nhiệt hạch của Mỹ hiện đang được lưu trữ tại một căn cứ không quân của Thổ Nhĩ Kỳ.
Cuộc đảo chính không thành tại Thổ Nhĩ Kỳ đặt kho vũ khí hạt nhân của Mỹ vào vòng nguy hiểm. Ảnh minh họa: AP |
Nằm ở phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, căn cứ không quân Incirlik bao gồm cơ sở lưu trữ vũ khí hạt nhân lớn nhất của NATO. Đại sứ quán Mỹ tại Ankara đã đưa ra một "tin nhắn khẩn cấp dành cho công dân Mỹ" vào sáng ngày 16/7, cảnh báo rằng "chính quyền địa phương đang phủ nhận các hoạt động lúc có lúc không" của căn cứ Incirlik và điện đã bị cắt. Các máy bay của Không quân Mỹ đồn trú tại căn cứ này đã bị cấm cất cánh và căn cứ không quân đã phải dùng đến máy phát điện dự phòng. Mức độ đe dọa đã đạt tới FPCON Delta - mức độ cảnh báo cao nhất - thường được đưa ra sau một cuộc tấn công khủng bố hoặc là sắp xảy ra tấn công.
Chỉ huy của căn cứ, tướng Bekir Ercan Van cùng với 9 cán bộ người Thổ Nhĩ Kỳ khác đã bị bắt tại Incirlik hôm 17/7 với cáo buộc hỗ trợ đảo chính. Các chuyến bay của Mỹ từ căn cứ này đã được lập lại nhưng điện vẫn bị mất.
Hans M. Kristensen, Giám đốc Dự án Thông tin Hạt nhân tại Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ tuyên bố rằng căn ứ không quân Thổ Nhĩ Kỳ này đang chứa khoảng 50 quả bom nhiệt hạch B-61, hơn 1/4 số vũ khí hạt nhân trong kho vũ khí của NATO. Thứ ngăn cách B-61 với các vũ khí khác là khả năng điều chỉnh lượng hạt nhân của nó. Ví dụ như quả bom được thả xuống Hiroshima có tác động tương đương 15 kiloton TNT. Hiệu suất của những quả bom tại căn cứ Incirlik có thể từ 0,3-170 kiloton khiến cho loại vũ khí này linh hoạt hơn.
Được Quân đoàn Kỹ sư Lục quân Mỹ xây dựng từ sau Thế chiến II, Incirlik trở thành căn cứ quan trọng của Mỹ trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, đặc biệt là sau khi thổ Nhĩ Kỳ gia nhập NATO năm 1952.
Đặc tính chủ yếu của căn cứ này là hậu cần, mất 1 giờ bay từ đây đến biên giới của các nước thuộc Liên Xô cũ. Incirlik là nơi đồn trú của các máy bay ném bom, máy bay do thám U-2, máy bay tiếp dầu, chiến đấu cơ và các vũ khí hạt nhân. Hỏa lực hạt nhân là trung tâm chiến lược của NATO để đối phó với các mối đe dọa tương tự từ Liên Xô. Chính sách răn đe hạt nhân thời hiện đại xuất phát từ suy nghĩ cho rằng mối đe dọa trả đũa hạt nhân sẽ khiến Liên Xô xâm nhập vào lãnh thổ NATO.
Do những cắt giảm kho vũ khí dưới thời chính quyền George H.W.Bush và George W.Bush, Mỹ hiện có khoảng 180 vũ khí hạt nhân được triển khai tới các nước NATO, tất cả đều là B-61. Cùng với căn cứ quân sự tại Incirlik, Thổ Nhĩ Kỳ, các vũ khí của Mỹ hiện được lưu trữ tại các căn cứ của Hà Lan, Bỉ, Italy và Đức. Giá trị hiện nay của những quả bom này được cho là có giá trị biểu tượng hơn là thực tế. Những tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân đi nhanh hơn, đáng tin hơn, chính xác hơn so với các loại vũ khí khác.
Trên thế giới ngày càng có nhiều người, cả dân thường lẫn quan chức, trong đó có cả ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier (người cực lực phản đối những vũ khí hạt nhân như bom B-61) xem những quả bom này là "hoàn toàn vô nghĩa", chỉ thu hút sự chú ý của những kẻ khủng bố mà thôi.
Bảo Linh (Sputnik)