Dù đang bầu bí vượt mặt, nhưng nàng dâu trẻ vẫn phải nấu ăn, giặt giũ phục vụ nhà chồng và cả em gái chồng. Thậm chí, mỗi khi có món ngon mẹ chồng đều để phần cô em chồng đang ở cữ, còn nàng dâu bầu bí chỉ có thể ăn cơm với đậu lạc mà chẳng được tẩm bổ gì.
Bên cạnh vấn đề "mẹ chồng- nàng dâu" muôn thuở, một mối quan hệ khác cũng rắc rối và khó xử không kém đó chính là mối quan hệ "chị dâu - em chồng". Đặc biệt, khi về sống chung một nhà, mối quan hệ ấy càng dễ xảy ra nhiều vấn đề khó giải quyết. Nhất là khi đã có gia đình riêng nhưng cô em chồng lại thường xuyên "tá túc" bên nhà mẹ đẻ mặc cho chị dâu đang bầu bí vẫn phải còng lưng phục vụ từ A-Z.
Mới đây, trên xuất hiện những dòng tâm sự dài của nàng dâu trẻ N.M. khi suốt thời gian dài đi làm dâu luôn phải sống chung với cô em chồng lười nhác, lại không ý tứ. Dù đã cố gắng nhẫn nhịn, chẳng dám than thở nhưng sau thời gian dài chịu đựng, cô đành phải chia sẻ tâm sự cùng các chị em về tình cảnh khi chung sống với "bà cô bên chồng".
Đoạn chia sẻ lên mạng xã hội của nàng dâu trẻ
"Em lấy chồng cùng xã, ông xã là dân xây dựng nên đi suốt ít về nhà, vợ chồng em ở cùng ông bà. Cô em gái chồng cũng đã lấy chồng sau khi em về đó. Nhà cô ấy ở tỉnh bên, cũng không xa lắm, nhưng cô không về nhà chồng mà ở nhà đẻ, vì cô ấy cưới chạy nên bầu trước em.
Lúc mới về em là dâu mới nên mọi việc trong nhà em có thể làm em đều làm hết, cô ấy không phải làm gì. Cô hay nhờ e mua đồ và cũng không trả tiền cho em. Em có bầu sau cô ấy 5 tháng, sinh ở nhà chồng được chục hôm cô ấy đã về nhà đẻ, phải nói theo như vợ chồng cô ấy nói thì cô chú ấy khá có điều kiện, nhưng em vẫn cho cháu 1 triệu khi đầy tháng, 1 triệu bằng 1/3 tháng lương của em rồi ạ.
Cô ấy ở cữ, em thì chửa. Bản thân em không phải ham ăn uống gì nhưng chuyện bắt đầu từ đây. Em chửa em chỉ được ăn lạc và đậu. Mẹ chồng em làm món gì ngon cũng bảo để cái B. ăn. Cả 1 thời gian dài em sống trong phân biệt đối xử như thế. Em có tủi thân nhưng chồng làm xa, chỉ biết tâm sự. Mẹ đẻ em mua cho ít đồ tẩm bổ thì họ hàng nhà chồng sang lấy về ăn mất.
Em bầu những tháng cuối, cô ấy đã hết cữ, nhưng đình đám hay những bữa cơm thường ngày cô ấy chưa bao giờ ngỏ ý giúp đỡ e 1 chút nào ạ (cô ấy ở ngoại đến 90%), từ ăn uống tới quần áo mẹ con cô ấy em phơi phóng hết. Có 1 lần cô ấy phơi thì vừa phơi vừa lẩm bẩm, vừa chửi. Tới khi em sinh, đầy tháng cháu cô cho được 200k, em cũng hơi bất ngờ ạ, vì cô ấy cưới em cho 2 chỉ, em cưới cô ấy không cho e nổi 1 hào.
Rồi em ở cữ. Ăn xong bé nhà em khóc nên vội bế không rửa bát được, cô ấy bảo "hay nhờ, ăn xong là kéo đi hết để lại mình tôi dọn à". Xin thưa trước em rửa 8 mâm bát lúc 35 tuần em không than vãn 1 lời trong khi cô ấy nằm xem điện thoại. Đẻ được 1 tháng bố mẹ sang xin cho em về ngoại chơi, bà của chồng chửi, không cho đi. Mẹ chồng không cho đi, bảo về làm gì, sang đấy làm gì?
Cô ấy nói k muốn về nhà chồng vì khi ăn xong bố mẹ chồng không rửa bát cho. Giờ em đang bầu bé thứ 2, cô ấy thì rảnh rỗi vì cô ấy không chăm con (ỉ hết cho bà) em vẫn phải hầu cô ấy tất cả những thứ cô ấy bày ra, chị vượt mặt vẫn bưng bê dọn dẹp, em chồng suốt ngày nằm ì ôm iPad, stress lắm ạ. Bố mẹ chồng em không nhắc gì cả, hay với họ mất tiền mua mâm thì đâm cho cho thủng ạ?", những dòng than thở của nàng dâu trẻ về cô em chồng lười biếng được chia sẻ lên mạng xã hội.
Ngay sau khi được chia sẻ, câu chuyện trên đã thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều chị em. Nhiều người bày tỏ bức xúc trước sự thiếu ý tứ của cô em chồng, đồng thời bày tỏ đồng cảm với nàng dâu trẻ khi bầu bí vượt mặt vẫn phải cơm nước, dọn dẹp phục vụ gia đình nhà chồng và cả vợ chồng em gái chồng "tá túc" dài ngày ở đó.
Ảnh minh họa
"Đúng là giặc bên ngô không bằng bà cô bên chồng là có thật. Một lần hai lần còn nhịn cho qua được chứ hầu hạ cơm nước giặt giũ suốt như thế thì ức lắm. Mình cũng có con nhỏ cũng đi làm chứ có phải ô - sin đâu. Bố mẹ chồng thương con gái nhưng cũng không thể mặc kệ con dâu như vậy được", tài khoản S.G. bức xúc.
Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng nàng dâu này ngày từ đầu đã quá hiện lành nhẫn nhịn để em chồng lấn lướt. "Hôm nào bạn lấy cớ về ngoại chơi mấy hôm đi cho giảm stress, rồi nói rõ với chồng xem ý anh ấy như thế nào không thì xin ra ở riêng cho thoải mái. Mình không phải là osin phục vụ cả nhà, ai cũng phải có trách nhiệm chăm lo gia đình. Không biết các mẹ như nào nhưng em thì kỵ nhất cái kiểu con gái đi lấy chồng rồi mà cứ về nhà bố mẹ đẻ ở. Ví dụ nhà không có con trai thì con gái lấy chồng về ở cùng bố mẹ cũng còn được. Chứ đây có chị dâu mà vẫn cứ đánh đu ở nhà bố mẹ rồi bắt chị dầu bầu bí "hầu hạ" ăn uống giặt giũ vậy là không được", một bạn khác bày tỏ quan điểm.
Suy cho cùng, khi đã cùng chung sống dưới một căn nhà, mỗi người cần phải học cách cảm thông và quan tâm đến nhau nhiều hơn để cuộc sống thoải mái. Các bà cô thật sự không phải ai cũng xấu, tuy nhiên qua câu chuyện này các nàng dâu cũng chỉ mong các cô em chồng bớt lười biếng, có ý tứ hơn và hạn chế dựa dẫm vào anh chị, cha mẹ.
KA
Theo Helino/Trí thức trẻ