Tin mới

Phát hiện thêm một hành tinh ngoài hệ mặt trời

Chủ nhật, 02/08/2015, 15:32 (GMT+7)

Hành tinh được phát hiện nằm ngoài hệ mặt trời, chỉ cách Trái Đất 21 năm ánh sáng - gần hơn so với bất kỳ hành tinh đá nào khác.

Hành tinh được phát hiện nằm ngoài hệ mặt trời, chỉ cách Trái Đất 21 năm ánh sáng - gần hơn so với bất kỳ hành tinh đá nào khác.

Theo tin trên báo Đời sốn và Pháp luật, một báo cáo mới đây cho biết, hành tinh này có tên là HD 219134b, có trọng lượng ước tính gấp 4,5 lần Trái Đất, do đó nó được gọi là "siêu Trái đất".

HD 219134b nằm rất gần với ngôi sao mẹ và có quỹ đạo quay quanh ngôi sao mẹ chỉ vọn vẹn 3 ngày, vì thế bề mặt của hành tinh này quá nóng để tồn tại sự sống, các nhà nghiên cứu phân tích.

Và không chỉ có HD 219134b, các nhà thiên văn còn phát hiện 3 hành tinh khác cũng nằm trong hệ này, một trong số đó là có trọng lượng ước tính gấp 2,7 lần Trái Đất và quỹ đạo quay quanh ngôi sao mẹ là 6,8 ngày.

Một hành tinh khác có trọng lượng lớn hơn 9 lần so với Trái đất và quỹ đạo 47 ngày; hành tinh thứ 3 mang trọng lượng ước tính gấp 62 lần so với Trái đất và phải mất 1190 ngày để hành tinh này hoàn thành một quỹ đạo quanh ngôi sao mẹ.

NASA công bố phát hiện thêm một hành tinh ngoài hệ mặt trời

Được biết, HD 219134b không thể trực tiếp nhìn thấy bằng kính thiên văn, nhưng ngôi sao mẹ mà nó quay quanh vẫn có thể nhìn thấy bằng mắt thường do nằm trong chòm sao Thiên Hậu. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn có thể quan sát được ánh sáng lờ mờ của hành tinh này và từ đó ước lượng được kích thước và một số thông tin khác của nó.

Phát hiện về HD 219134b được công bố chỉ hơn một tuần sau khi NASA khẳng định mới tìm thấy hành tinh Kepler-452b. Hành tinh này cũng nằm ngoài hệ Mặt Trời nhưng có khoảng cách xa hơn rất nhiều, 1.400 năm ánh sáng, và có thể duy trì sự sống.

Vũ Đậu (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news