Ngày vía Thần Tài có nguồn gốc từ bao giờ?
Theo dân gian kể lại, ngày vía Thần Tài được bắt nguồn từ câu chuyện về vị Thần Tài, một tiên nhân trên trời phụ trách cai quản về chuyện tài lộc. Trong một lần đi chơi uống rượu, Thần Tài vì uống say quá nên rơi xuống trần gian.
Đến khi tỉnh dậy, ngài đã bị mất hết trí nhớ nên phải đi ăn xin. Kỳ lạ thay, hễ cứ ghé vào nhà nào là nhà đó lại buôn bán phát đạt và nhanh chóng trở nên giàu có. Nên từ đó dân gian mới có câu "Thần Tài gõ cửa".
Sau một thời gian rong chơi dưới hạ giới, Thần Tài dần dần khôi phục lại trí nhớ và bay về trời vào ngày mùng 10 tháng Giêng. Để tưởng nhớ vị Thần Tài mang may mắn đến này, người dân hạ giới đã lấy ngày này làm ngày vía Thần Tài và sắm sửa lễ vật, vàng bạc để cúng Thần Tài, cầu tài lộc, may mắn.
Đối với người Việt Nam, Ngày Thần tài là một ngày cực kì quan trọng đối với người kinh doanh, buôn bán. Nhằm bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với vị Thần Tài, để ngài phù hộ cho những ước mong cho một năm mới an khang thịnh vượng, làm ăn phát tài, may mắn luôn gõ cửa, sung túc cả năm trở thành hiện thực.
Gợi ý mâm cúng ngày vía Thần Tài "gọi" may mắn cho gia chủ
Đối với những gia chủ kinh doanh, buôn bán, trong nhà đều có đặt sẵn một bàn thờ Thần Tài rất trang nghiêm, đặt ở dưới đất sát mép tường và gần cửa ra vào. Đây là vị trí dễ nghênh đón và tiếp tài lộc nhất, giúp cho công việc một năm được thuận buồm xuôi gió, làm ăn suôn sẻ.
Mâm cúng thần tài chu đáo nhất cần chuẩn bị những lễ vật sau:
- Đèn cầy - Hương - 3 ly nước, 3 ly rượu - Bộ tam sên gồm thịt heo luộc (thịt ba chỉ là tốt nhất hoặc thịt có cả mỡ cả nạc) - 3 quả trứng luộc, 3 con tôm - Hoa tươi (Hoa cúc vàng, hoa đồng tiền...) - Tiền lẻ và 1 đĩa bánh kẹo để chung một đĩa
| - Trầu cau (1 quả cau và 1 lá trầu) - Xôi đậu xanh - Gạo tẻ - Vàng mã - Muối hạt sạch - Thuốc lá |
Đây là mâm cỗ gợi ý cúng vào ngày vía Thần Tài, ngoài ra tùy vào văn hóa và vùng miền, gia chủ có thể chuẩn bị những lễ vật phù hợp.
* Bài viết chỉ mang tính chất chiêm nghiệm, tham khảo