Tin mới

Nghẹn hạt tắc, bé 15 tháng tuổi sống đời thực vật

Thứ năm, 08/01/2015, 16:48 (GMT+7)

Bé trai Nguyễn Trọng T. mới 15 tháng tuổi bị lên cơn co giật, liền được mẹ lấy quả tắc (quả quất) vắt nước trực tiếp vào miệng, không may hạt tắc rơi vào đường thở khiến bé suy hô hấp, chết não.

Bé trai Nguyễn Trọng T. mới 15 tháng tuổi bị lên cơn co giật, liền được mẹ lấy quả tắc (quả quất) vắt nước trực tiếp vào miệng, không may hạt tắc rơi vào đường thở khiến bé suy hô hấp, chết não.

Ngày 7/1, Bệnh viện Nhi Đồng 1 tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhi Nguyễn Trọng T. (15 tháng tuổi, ngụ tại Bà Rịa - Vũng Tàu) trong tình trạng hôn mê, tím tái, suy hô hấp nặng.

Theo các bác sĩ, trước đó, khi đang ở nhà, cháu T. có biểu hiện bị co giật. Vì tin theo quan niệm xưa nên người mẹ liền lấy quả tắc (quả quất) vắt trực tiếp vào miệng của bé để trị co giật cho con. Tuy nhiên, sau khi vắt nước vào miệng bé, cháu T. chẳng những không hết co giật mà còn khiến bé T. tím tái, khó thở. Gia đình đã nhanh chóng chuyển bé đến phòng khám đa khoa tại địa phương để cấp cứu, đơn vị này đã tiếp tục chuyển bé lên Bệnh viện Nhi Đồng 1.

                              

Sau khi tiến hành thăm khám, các bác sĩ phát hiện trong phế quản phải của bé T. có 1 hạt tắc. Đây là nguyên nhân khiến bé bị suy hô hấp cấp. Ngay sau đó, các bác sĩ đã gắp hạt tắc này ra, tuy nhiên do bị thiếu ô xy lên não trong thời gian dài nên bệnh nhi đã bị chết não, sống đời thực vật.

Bác sĩ Trần Ngọc Hạnh Đan, khoa Nhiễm – Thần kinh, bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, dù các bác sĩ đã gắp được hạt tắc ra khỏi khí quản phải, nhưng do để hạt nằm chắn khí quản quá lâu khiến não thiếu oxy kéo dài dẫn đến tình trạng cháu bé bị di chứng não, phải sống đời sống thực vật.

Qua đây, BS Đan khuyến cáo việc vắt trái tắc hay chanh vào miệng trẻ rất nguy hiểm cho con trẻ, hơn nữa chanh hay tắc hoàn toàn không có tác dụng chống co giật. Trong cơn co giật, phản xạ ho để đẩy dị vật ra ngoài của trẻ sẽ giảm hoặc mất đi nên các loại hạt chanh hoặc tắc dễ dàng rơi vào đường thở khiến trẻ bị suy hô hấp.

Bác sĩ Đan cảnh báo: “Đây là bài học cho các bậc phụ huynh khi xử lý con em bị co giật, cũng như khi bị dị vật rơi vào đường thở”.

Xem video: Mẹo giảm vị cay khi món ăn nấu quá tay

 

 

Thoa Nguyễn (Tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news