Tin mới

Nghẹn ngào lễ tang nhạc sĩ Thanh Tùng

Thứ ba, 22/03/2016, 08:29 (GMT+7)

Lễ tang nhạc sĩ Thanh Tùng được cử hành vào 8h00 sáng nay (22/3) tại nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng, số 5, Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Lễ tang nhạc sĩ Thanh Tùng được cử hành vào 8h00 sáng nay (22/3) tại nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng, số 5, Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ an táng cùng ngày tại Công viên nghĩa trang Thiên Đức (xã Trung Giáp, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ).

Tới đưa tiễn nhạc sĩ "Giọt nắng bên thềm" là đông đảo anh em đồng nghiệp, bạn bè thân thiết và những người mến mộ tài năng của ông. Tình cảm dành cho ông không chỉ dừng ở sự ngưỡng mộ tài năng với những ca khúc bất hủ viết về tình yêu mà còn là cách sống giản dị, chân thành và tình yêu cao đẹp bao năm ông dành tặng người vợ đã khuất.

Con cháu mang theo di ảnh của nhạc sĩ Thanh Tùng.
 

Linh cữu nhạc sĩ Thanh Tùng được đưa về Công viên nghĩa trang Thiên Đức (xã Trung Giáp, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) để an táng vào chiều nay.

 
 
Gia đình, bạn bè nhìn mặt cố nhạc sĩ lần cuối, trước khi đưa ông về với đất mẹ

Hàng trăm người thân, bạn bè thực hiện lễ truy điệu cố nhạc sĩ

Diva Thanh Lam tới viếng và ghi sổ tang.
MC Thảo Vân tới chia buồn cùng tang quyến.
NSUT Mạnh Cường tới viếng.
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân nghẹn ngào tiễn biệt nhạc sĩ Thanh Tùng.
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân ghi sổ tang.
Nhạc sĩ Đức Trịnh ghi sổ tang.
Cuốn sổ ghi lại hành trình dài của nhạc sĩ Thanh Tùng.

 

Lễ tang nhạc sĩ Thanh Tùng được tổ chức lúc 8h00, sáng nay 22/3

 Thân quyến gia đình nhạc sĩ Thanh Tùng đau buồn trước sự ra đi của ông
 
Rất nhiều hình ảnh nhạc sĩ Thanh Tùng bên vợ con được đặt trên bàn ghi sổ tang để tưởng nhớ ông.
Vòng hoa tiễn đưa cố nhạc sĩ Thanh Tùng.
Gia đình cố nhạc sĩ Thanh Tùng không nhận phúng điếu.
Cáo phó nhạc sĩ Thanh Tùng.

Cố nhạc sĩ Thanh Tùng.

Nhạc sĩ Thanh Tùng sinh năm 1948 tại Khánh Hòa. Lên 6 tuổi, ông theo cha mẹ tập kết ra Bắc và lớn lên tại Hà Nội. Sau đó ông sang học tại Nhạc viện Bình Nhưỡng, Triều Tiên, và tốt nghiệp năm 23 tuổi.

Ông từng công tác tại nhiều nơi như chỉ huy dàn nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam II, chỉ huy hợp xướng và chỉ đạo nghệ thuật Đoàn Ca múa Bông Sen. Ông cũng là người đầu tiên đưa nhạc nhẹ chuyển soạn các ca khúc thành nhạc không lời như “Con kênh xanh xanh” của Ngô Huỳnh, “Cánh chim báo tin vui” của Đàm Thanh...

Từ 1987, ông trở thành một nhạc sĩ nổi tiếng với nhiều sáng tác, trong đó rất nhiều ca khúc được khán giả nhiều thế hệ yêu thích như: “Hát với chú ve con”, “Hoàng hôn màu lá”, “Chuyện tình của biển”, “Lời tỏ tình của mùa xuân”, “Ngôi sao cô đơn”, “Câu chuyện nhỏ của tôi”, “Hoa tím ngoài sân”, “Em và tôi”, “Phố biển”, “Mưa ngâu”, “Lối cũ ta về”...

Theo chia sẻ của người nhà nhạc sĩ Thanh Tùng, trước khi mất, ông được đưa vào viện hơn chục ngày để điều trị bệnh. Trước đó, vào năm 2008, nhạc sĩ Thanh Tùng bị một cơn tai biến khiến ông bị liệt một bên và mất khả năng nói.

Nhiều năm sau đó, ông thường xuyên phải ngồi xe lăn và không xuất hiện trên sân khấu nữa. Dù vậy, nhạc sĩ Thanh Tùng vẫn sống rất lạc quan. Ngày thường, ông được con cháu đưa đi dạo Hồ Tây ngắm cảnh. Lần cuối cùng Thanh Tùng đứng trên sân khấu là trong liveshow "Một mình" năm 2008.

Giang Trần - Hoàng Nguyễn

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news