Tin mới

Nghi thức hóa vàng cúng ông Công, ông Táo đúng và an toàn nhất

Thứ sáu, 13/01/2023, 18:07 (GMT+7)

Sau khi cúng ông Công ông Táo xong, rất nhiều người phân vân về nghi thức hóa vàng.

Theo quan niệm dân gian của người Việt, Ông Công ông Táo là vị thần cai quản bếp núc, theo dõi cuộc sống của mọi người trong gia đình. Hàng ngày, Táo quân sẽ ghi lại những việc làm tốt xấu của gia chủ và đến ngày 23 tháng Chạp sẽ cưới cá chép lên chầu trời, báo cáo với Ngọc Hoàng.

Mâm cúng ông Công ông Táo đơn giản.
Mâm cúng ông Công ông Táo đơn giản.

Tết ông Công, ông Táo được xem là một trong những nghi lễ quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt. Theo truyền thống, cúng Táo quân thường không thể thiếu lễ vật gồm 3 mũ ông Công (2 mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Mũ dành cho Táo ông thì có 2 cánh chuồn, mũ cho Táo bà không có cánh chuồn. Ngoài ra còn có một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.

Vào ngày này, ngoài việc thả cá chép sống thì một số gia đình có thể dùng cá chép giấy. Vì vậy, sau khi cúng ông Công, ông Táo xong sẽ đến nghi thức hóa vàng.

Lễ cúng ông Công, ông Táo sẽ làm trước thời điểm ông Táo cưỡi cá chép về chầu trời, tức là trước 12h ngày 23 tháng Chạp. Do đó, có nhiều gia đình có thể cúng trước, vào tối 22 hoặc sáng 23. Thậm chí, có nhiều gia đình còn cúng sớm từ 18 tháng Chạp.

Hóa vàng cúng ông Công ông Táo cần đốt từ từ, đốt hết.
Hóa vàng cúng ông Công ông Táo cần đốt từ từ, đốt hết.

Về việc hóa vàng sau khi cúng ông Công ông Táo, các nhà nghiên cứu văn hóa cho biết không nên vội vàng mà cần ngồi đốt cẩn thận, đốt hết. Khi hóa vàng bạn cần chọn một nơi rộng rãi để không gây hỏa hoạn, không ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường. 

Sau khi hóa vàng xong thì nghi lễ hoàn thành. Tro vàng mã nên bón cây hoặc gói lại gửi xe rác, không vứt bừa bãi ảnh hưởng tới nhà hàng xóm.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news