Tin mới

Ngủ dưới 7 tiếng mỗi ngày khiến bạn đối diện căn bệnh cực kỳ nguy hiểm

Thứ tư, 09/11/2022, 18:42 (GMT+7)

Không có gì khiến bạn bực bội hơn là việc khó ngủ. Thiếu ngủ còn kéo theo nhiều hệ lụy.

Lật đật và trở mình để cố đi vào giấc ngủ có thể khiến bạn cảm thấy kiệt sức. Bạn có thể nằm trên giường trong 7 giờ, nhưng cuối cùng bạn chỉ ngủ được khoảng 5 giờ. Giờ đây, các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra rằng thiếu ngủ cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh "mất não". 

Những người ngủ ít hơn 7 tiếng mỗi đêm có thể tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Trưởng nhóm nghiên cứu, Laura Stankeviciute thuộc Fundación Pasqual Maragall, Barcelona, ​​cho biết: “Dữ liệu thực nghiệm và dịch tễ học có sẵn cho đến nay đã cho thấy những bất thường về giấc ngủ góp phần vào nguy cơ mắc bệnh Alzheimer". Nhưng nghiên cứu mới, được công bố trên Brain Communications, "củng cố thêm giả thuyết rằng giấc ngủ bị gián đoạn có thể là một yếu tố nguy cơ gây bệnh Alzheimer", bà nói thêm.

Phân tích dịch não tủy - một chất lỏng bao quanh não và tủy sống - của 332 người tham gia cho thấy những người ngủ ít hơn 7 giờ có nồng độ protein Tau tăng lên. Protein Tau là các vi ống vận chuyển chất dinh dưỡng từ phần này sang phần khác của não.

Có quá nhiều protein Tau được cho là nguyên nhân dẫn đến bệnh Alzheimer.

Nên ngủ bao nhiêu là đủ?

NHS (Dịch vụ Y tế Quốc gia của Anh) cho biết “hầu hết người lớn cần ngủ từ 6-9 giờ mỗi đêm” và mọi người sẽ khác nhau.

“Điều quan trọng là bạn tìm ra mình cần ngủ bao nhiêu và sau đó cố gắng đạt được nó”. Nếu bạn thức dậy mệt mỏi và cả ngày buồn ngủ thì bạn đã không ngủ đủ.

Một số người chỉ cần ngủ 6 giờ mỗi đêm và NHS nói rằng một giấc ngủ “ổn định” là điều cần thiết cho một “cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh”. NHS cảnh báo: “Ngủ không ngon giấc thường xuyên khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng, bao gồm béo phì, bệnh tim mạch vành và tiểu đường - và nó làm giảm tuổi thọ của bạn”.

Nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra rằng ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm có thể khiến các cá nhân có nguy cơ cao mắc nhiều bệnh mãn tính như bệnh tim, trầm cảm, ung thư hoặc tiểu đường. Các chuyên gia đề xuất mọi người nên ngủ từ 7-8 giờ mỗi đêm .

Trong khi đó, các hormone được sử dụng trong thuốc mãn kinh có thể giúp bảo vệ phụ nữ khỏi chứng sa sút trí tuệ và Parkinson, các chuyên gia đã tuyên bố. Các nhà y học ở Mỹ cho biết phụ nữ không nên nản lòng với việc sử dụng  Liệu pháp Thay thế Hormone  (HRT) vì nó có thể mang lại những lợi ích khác chứ không chỉ giúp trì hoãn thời kỳ mãn kinh .

6 dấu hiệu ban đầu của chứng sa sút trí tuệ 

Sa sút trí tuệ là một thuật ngữ chung để chỉ sự suy giảm khả năng tinh thần nghiêm trọng đến mức nó ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, gây ra các vấn đề về trí nhớ, hành vi và khả năng phối hợp.

Có một số loại sa sút trí tuệ, trong đó bệnh Alzheimer là phổ biến nhất và chiếm tới 80% các trường hợp sa sút trí tuệ.

NHS cho biết: “Các loại sa sút trí tuệ khác nhau có thể ảnh hưởng đến mọi người theo cách khác nhau và mọi người sẽ trải qua các triệu chứng theo cách riêng của họ".

“Tuy nhiên, có một số triệu chứng ban đầu phổ biến có thể xuất hiện một thời gian trước khi bệnh nhân được chẩn đoán là sa sút trí tuệ”. Chúng bao gồm:

- Mất trí nhớ

- Khó tập trung

- Khó thực hiện các công việc quen thuộc hàng ngày, chẳng hạn như bối rối khi thanh toán ở siêu thị và đếm tiền lẻ.

- Khó khăn để tìm từ phù hợp hoặc khó theo dõi cuộc trò chuyện

- Bối rối về thời gian và vị trí của bạn

- Thay đổi tâm trạng

(Theo The Sun)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news