Tin mới

Người có ‘2 nhỏ, 3 chậm này’ khó sống thọ, bác sĩ chỉ rõ cách phòng ngừa

Thứ hai, 22/05/2023, 17:06 (GMT+7)

Các chuyên gia sức khỏe đã đúc kết ra "2 nhỏ, 3 chậm" để chỉ ra 5 yếu tố của người khó sống thọ. Vậy những yếu tố đó là gì?

Ai cũng không thể tránh được lão hóa, kể cả những người chăm sóc bản thân tốt cũng có ngày già đi và suy tàn. Tuy nhiên, chỉ cần bạn chú ý nhiều hơn đến việc giữ gìn sức khỏe, duy trì thói quen ăn uống, sinh hoạt tốt thì vẫn có thể giữ cơ thể khỏe mạnh và sống trường thọ.

Những người tuổi thọ ngắn thường có 5 đặc điểm được khái quát lại là "2 nhỏ, 3 chậm". Trong đó, "2 nhỏ" đề cập đến lực nắm nhỏ và dung tích phổi nhỏ còn "3 chậm" là đi chậm, đại tiện chậm và vết thương chậm lành.

1. Hai nhỏ

Kiểm tra lực cầm nắm là thước đo sức mạnh thể chất, dung tích phổi là một chỉ số quan trọng về sức khỏe hô hấp. Trên thực tế, 2 vấn đề này thực sự liên quan đến các chức năng cơ bản của cơ thể con người.

Lực cầm nắm yếu cho thấy cơ yếu hoặc teo, có liên quan đến lão hóa hoặc các yếu tố như loãng xương, ít hoạt động thể chất.

Lực cầm nắm yếu cũng là biểu hiện của lão hóa hoặc loãng xương, ít hoạt động thể chất. Ảnh minh họa: Internet
Lực cầm nắm yếu cũng là biểu hiện của lão hóa hoặc loãng xương, ít hoạt động thể chất. Ảnh minh họa: Internet

Dung tích phổi nhỏ có thể liên quan đến hút thuốc, ô nhiễm không khí, thiếu tập thể dục... Không thể bỏ qua những vấn đề này vì chúng có thể ảnh hưởng đến các chức năng cơ thể và đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Do đó, chúng ta nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và thói quen tập thể dục, bổ sung chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết, đồng thời chú ý đến sức khỏe đường hô hấp.

2. Ba chậm

Khi nói đến 3 chậm, tức chậm đi, chậm đại tiện và chậm lành vết thương, nó có khả năng liên quan đến cơ chế trao đổi chất của cơ thể người.

Đi chậm có thể liên quan đến bệnh về xương hoặc cơ, cũng như sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, đi bộ chậm có thể do thiếu vận động, thiếu chất dinh dưỡng và vitamin. 

Nhu động ruột chậm nghĩa là đường ruột có vấn đề hoặc thói quen ăn uống kém.

Chậm lành vết thương có thể do hệ thống miễn dịch bị tổn thương khiến cơ thể ít có khả năng chống lại mầm bệnh.

Vết thương chậm lành là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch bị tổn thương. Ảnh minh họa: Internet
Vết thương chậm lành là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch bị tổn thương. Ảnh minh họa: Internet

Nếu phát hiện cơ thể có những vấn đề nêu trên, ngoài yếu tố tuổi tác, tâm sinh lý còn có thể do bệnh tật gây ra, cần hết sức lưu ý. Là một người bình thường, chúng ta cần chú ý nhiều hơn đến một số triệu chứng khó chịu của cơ thể để tránh bệnh nhẹ thành nặng, tập thể dục, duy trì chất lượng giấc ngủ tốt... sẽ làm giảm khả năng mắc bệnh.

Ngoài ra, chúng ta có thể phòng bệnh bằng cách khám sức khỏe định kỳ. Đặc biệt, người sau 40 tuổi và những nhóm nguy cơ cao (thói quen ăn uống lâu năm không tốt, thức khuya, hút thuốc, uống rượu...) càng phải chú ý khám sức khỏe định kỳ.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news