Tin mới

Người đàn ông bỗng đổi đời nhờ nhặt được kho báu, hé lộ nơi có nhiều vàng trên Trái Đất

Thứ năm, 24/08/2023, 13:50 (GMT+7)

Người đàn ông bỗng đổi đời nhờ nhặt được kho báu và câu chuyện khoa học hé lộ nơi tập trung 99% vàng trên Trái Đất.

Một người đàn ông ở vùng ngoại ô Ballarat, bang Victoria trong một chuyến đi dã Ngoại tình cờ tìm thấy vật thể lạ dưới lớp đất sâu gần 2m nhờ máy dò tìm kim loại. Ông mất hơn 1 tiếng đào bới mới có thể lôi được nó ra khỏi đất đá. Hóa ra, đây là khối vàng ròng khá lớn.

Qua kết quả thẩm định, kết quả cục vàng này nặng 2kg, hơn nữa tỷ lệ đào được khối vàng ròng nguyên chất lớn như vậy rất hiếm. Sau khi thông tin được công bố, nhiều nhà sưu tầm vàng đề nghị chi số tiền lên tới 160.000 AUD (khoảng 2,5 tỷ đồng) để sở hữu nó. Tuy nhiên, người đàn ông vẫn giữ lại.

Người đàn ông đổi đời nhờ nhặt được cục vàng lớn. Ảnh dailymail
Người đàn ông đổi đời nhờ nhặt được cục vàng lớn. Ảnh dailymail

Một câu chuyện khác tương tự xảy ra tại Market Harborough, Northamptonshire (Vương Quốc Anh). Theo đó, một một người dò kim loại nghiệp dư đã tìm thấy vật gì đó kẹt trong hố sâu vài chục centimet. Anh cẩn thận lấy nó lên và thấy rằng đây là một bức tượng bằng vàng.

Bức tượng này cao khoảng 6,4 cm. Sau khi đưa cho các chuyên gia của bảo tàng kiểm định. Họ cho biết bức tượng vàng này món cổ vật bị thất lạc 400 năm. Nó thực chất là vật trang trí đính trên vương miện vua Henry VIII trước đây.

Các chuyên gia nhận định bức tượng vàng có thể lên tới 2,7 triệu USD (khoảng 62,8 tỷ đồng). Bảo tàng này vẫn đang nghiên cứu bức tượng. Nếu nguồn gốc của nó được xác thực, họ sẽ đề nghị mua lại bức ượng với mức giá phù hợp do hội đồng chuyên gia đặt ra.

Người đàn ông bỗng đổi đời nhờ nhặt được kho báu, hé lộ nơi có nhiều vàng trên Trái Đất - Ảnh 1
 

Đây chỉ là 2 trong số nhiều người có cơ quyên đổi đời nhờ nhặt được vàng. Theo IFL Science, giới chuyên gia tính toán có nhiều vàng trên Trái Đất đến mức có thể bao phủ mọi tấc đất tới độ sâu 50 cm. Nhưng vàng vẫn là kim loại quý hiếm bởi phần lớn vàng chìm xuống lõi Trái Đất và ở ngoài tầm với của mọi nhà khai thác.

Sau khi so sánh vỏ Trái Đất với thiên thạch, nhóm nghiên cứu nhận thấy Trái Đất rất giống các thiên thạch về mặt hóa học nhưng lớp vỏ của nó bị mất phần lớn nguyên tố hòa vào sắt như vàng, bạch kim và nickel. Nơi duy nhất để chúng tích tụ là phần lõi nóng chảy.

Dựa trên điều này, Wood và cộng sự có thể tính toán số lượng mỗi nguyên tố hòa lẫn với sắt lỏng và phát hiện hơn 99% vàng trên Trái Đất nằm ở lõi. Tương tự, các tiểu hành tinh còn tồn tại, đặc biệt là vật thể đại diện cho lõi của vi thể hành tinh, vẫn lưu giữ lượng lớn nguyên tố. Việc tiếp cận chúng khá khó khăn, nhưng vẫn dễ hơn nhiều so với khoan tới lõi. Đó là lý do NASA lên kế hoạch phóng tàu thăm dò tới tiểu hành tinh Psyche trong hai tháng.

Vàng được sử dụng làm nguyên liệu tinh chế các loại trang sức đắt tiền hoặc được đúc miếng làm tài sản tích trữ. Tính đến năm 2017 tổng cộng có 190.040 tấn vàng tồn tại trên mặt đất. Điều này tương đương với một khối lập phương với mỗi cạnh có kích thước khoảng 21,3 mét. Trung tâm Khảo sát Địa chất của Mỹ ước tính, hiện trên trái đất vẫn còn khoảng 52.000 tấn vàng chưa được khai thác.

Người đàn ông bỗng đổi đời nhờ nhặt được kho báu, hé lộ nơi có nhiều vàng trên Trái Đất - Ảnh 2
 

Các nhà khoa học thuộc ĐH Queensland (Australia) đã công bố công trình nghiên cứu chứng tỏ vàng được tạo ra nhờ nước và động đất. Dion Weatherley, một nhà địa vật lý tại Đại học Queensland, Australia và là tác giả chính của nghiên cứu tiết lộ: “Động đất gây ra hiện tượng đứt gãy địa chất, tạo nên vô số các khe hở. Nước nhanh chóng choán đầy những khe hở này. Điều đặc biệt xảy ra ở khoảng 10km dưới lòng đất, nơi có áp suất và nhiệt độ cực kỳ cao".

Quá trình kiến tạo trong vỏ Trái đất khiến động đất lặp đi lặp lại giúp hình thành lớp vàng trầm tích (trầm tích cát vàng). Các nhà khoa học cho biết vàng trên thế giới có nguồn gốc từ các mạch trầm tích hình thành trong thời kỳ địa chất tạo núi diễn ra 3 tỷ năm trước đây.

Những nơi có mỏ vàng lớn nhất thế giới gồm Grasberg ở Indonesia được xem là mỏ vàng lớn nhất thế giới. Năm 2018, mỏ này sản xuất khoảng 2,7 triệu ounce vàng. Sản lượng vàng đạt mức cao nhất vào năm 2001, với sản lượng trên 3,5 triệu ounce. Nằm ở độ cao 4.100m so với mực nước biển, mỏ vàng Grasberg được phát hiện vào năm 1936 bởi một nhà địa chất người Hà Lan.

Muruntau ở Uzbekistan là mỏ khai thác vàng lộ thiên, ước tính sản xuất khoảng 2,4 triệu ounce vàng vào năm 2018. Từ khi được phát hiện vào năm 1958 đến nay, mỏ đã khai thác được hàng trăm triệu tấn vàng. Mỏ vàng Olimpiada ở nước Nga được đánh giá có trữ lượng khoảng 28 triệu ounce vàng. Còn mỏ vàng Lihir nằm ở Papua New Guinea cũng được đánh giá là nơi có lắm vàng. Chỉ riêng năm 2018, mỏ này sản xuất khoảng 976.000 ounce vàng.

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news