Tin mới

"Người rừng" sau một năm chỉ thích gái trẻ chưa chồng

Thứ ba, 12/08/2014, 10:43 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Tròn một năm được "giải cứu", cha con "người rừng" Hồ Văn Thanh và Hồ Văn Lang đã dần hòa nhập với cuộc sống bình thường, anh Hồ Văn Lang đã biết đi rẫy như bao trai làng khác và thích những cô gái trẻ chưa chồng.

(Tinmoi.vn) Tròn một năm được "giải cứu", cha con "người rừng" Hồ Văn Thanh và Hồ Văn Lang đã dần hòa nhập với cuộc sống bình thường, anh Hồ Văn Lang đã biết đi rẫy như bao trai làng khác và thích những cô gái trẻ chưa chồng.

Cuộc sống thường ngày sau một năm được "giải cứu" của người rừng Hồ Văn Lang cũng như bao trai làng khác, anh đi rẫy từ sáng sớm. Tuy nhiên, với bản năng thích nghi với môi trường rừng núi, anh Lang lại chỉ thích đi rẫy, núi chứ không dám xuống ruộng cày.

Bên bếp lửa hồng, hai cha con “người rừng” vẫn giữ thói quen sưởi ấm khi màn đêm buông xuống ở chốn vùng cao 

 

Anh Tri (em trai anh Hồ Văn Lang) kể: "Anh ấy bảo xuống ruộng dơ lắm, chắc tại hồi trước chỉ làm ruộng trên đồi cao nên làm ruộng nước anh chưa quen”. Không những thế vợ anh Tri, chị Hồ Thị Nhung cười bảo: "“Anh Lang mà biết chăn trâu thì cho anh chăn từ lâu rồi, anh không dám lại gần nó, sợ nó cắn. Vì trước kia chỉ biết săn bắt thú rừng, giờ đột ngột gần gũi với trâu, bò nên anh Lang chưa quen, chắc cứ nghĩ nó là thú rừng nên còn sợ”.

Anh Hồ Văn Lang giờ đã biết tiền rất cần cho cái ăn, thế nhưng chưa biết giá trị của nó. Anh Tri kể vui: “Những lúc nhờ anh Lang đi mua cái gì là anh mua cho hết, bữa trước đưa anh 100.000 đồng đi mua 2 gói mì tôm, về nhà thì phát hoảng vì anh mua hết luôn 100.000 đồng. Làm tôi phải lật đật xuống đổi lại”.

Cũng theo anh Tri, anh Lang chưa biết để ý con gái, song không thích những người đã có con, chỉ thích những cô gái trẻ. Anh Tri cảm nhận được suy nghĩ về chuyện vợ con của anh trai Hồ Văn Lang trong những lúc anh em tâm sự.

Trong khi đó, ông Hồ Văn Thanh vì tuổi đã cao, sức khỏe yếu nên ít ra ngoài, anh Tri kể nhiều lúc dắt cha mình đi dạo quanh xóm làng nhưng ông nhất quyết không chịu, cứ ở mãi trong nhà. Những vật dụng từ lúc làm “người rừng” được ông cất gọn gàng ở đầu giường nơi mình ngủ - có lẽ đó là những ký ức không thể nào quên với cha con ông Thanh, vốn đã sống biền biệt hơn 40 năm trong rừng sâu.

 'Thoát rừng' một năm tròn

Cách đây tròn một năm, làng báo Việt "dậy sóng" khi lực lượng chức năng huyện miền núi Tây Trà (Quảng Ngãi) giải cứu hai cha con “người rừng” Hồ Văn Thanh (82 tuổi) và con ruột ông Thanh là Hồ Văn Lang (41 tuổi, ở thôn Trà Kem, xã Trà Xinh, huyện Tây Trà).

Vào năm 1971, sau khi căn nhà bị trúng bom trong chiến tranh làm 3 người thân trong gia đình chết, ông Thanh quá hoảng loạn nên bỏ làng, ôm con trai Hồ Văn Lang trốn biệt vào rừng sâu.

Để đề phòng thú dữ, cha con ông Thanh làm “nhà” giống như tổ chim treo trên thân cây cổ thụ, cách mặt đất khoảng 6 m, để trú ngụ vào ban đêm. Họ còn dùng vỏ cây khô làm khố che thân, tự chế ra các vật dụng như rìu, dao và hằng ngày ăn củ mì, bắp và lá rừng.

Suốt 40 năm sống biệt lập với cộng đồng, ông Thanh và anh Lang không biết nói tiếng Kinh mà chỉ nói đuợc một ít tiếng Cor.

Trong lúc lên rừng, người dân địa phương phát hiện hai “người rừng” nên báo với chính quyền địa phương tổ chức tìm kiếm, đưa họ trở về nhà.


Dã Quỳ (Lược từ Thanh Niên Online)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news