Tin mới

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu và gia tài âm nhạc đồ sộ

Thứ hai, 29/06/2015, 14:45 (GMT+7)

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu qua đời sáng 29/6 sau ba ngày nhập viện. Ông ra đi để lại gia tài âm nhạc đồ sộ gần 1 thế kỷ cho khán giả mến mộ trong và ngoài nước.

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu qua đời sáng 29/6 sau ba ngày nhập viện. Ông ra đi để lại gia tài âm nhạc đồ sộ gần 1 thế kỷ cho khán giả mến mộ trong và ngoài nước.

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu qua đời sáng 29/6

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu (sinh 1924) là một trong những nghệ sĩ tiêu biểu nhất của nền âm nhạc đương đại Việt Nam với những đóng góp to lớn cho sự phát triển của âm nhạc Việt Nam trong thế kỉ 20.

Theo Sài Gòn giải phóng, phần lớn các ca khúc của Phan Huỳnh Điểu là nhạc đỏ, nhưng ông cũng có nhiều ca khúc trữ tình đặc sắc. Ông được mệnh danh là "Con chim vàng của nền âm nhạc Việt Nam" và được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vì những đóng góp của mình cho sự nghiệp âm nhạc Việt Nam. Rất nhiều các bài hát của ông có lời từ các tác phẩm thơ.

Sau năm 1975, Phan Huỳnh Điểu chuyển về Hội Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh và sống ở đó. Ông đã sáng tác và công bố hơn 100 ca khúc, quá nửa trong số đó là các bài hát phổ thơ.

Âm nhạc của Phan Huỳnh Điểu có giai điệu trau chuốt, trữ tình, ngay cả trong trong thể loại hành khúc, như "Cuộc đời vẫn đẹp sao", "Hành khúc ngày và đêm"... Ngoài ra, ông còn có nhiều ca khúc về đề tài tình yêu thành công như: "Tình trong lá thiếp", "Những ánh sao đêm", "Bóng cây Kơnia", "Anh ở đầu sông em cuối sông", "Sợi nhớ sợi thương", "Ở hai đầu nỗi nhớ", "Đêm nay anh ở đâu", "Thuyền và biển", "Thơ tình cuối mùa thu", "Người ấy bây giờ đang ở đâu", "Tình ca Đămbri", "Tia nắng"... Ông đã phổ nhạc thành công cho rất nhiều bài thơ.

Phan Huỳnh Điểu là nhạc sĩ tiêu biểu nhất của nền Tân nhạc Việt Nam

Bên cạnh đó, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu còn sáng tác một số tác phẩm dành cho thiếu nhi, tiêu biểu là: "Đội kèn tí hon", "Nhớ ơn Bác"...

Những nghệ sĩ thể hiện thành công tác phẩm của ông có thể kể đến NSND Quốc Hưng, NSƯT Vũ Dậu và NSƯT Tuấn Phong.

Cùng điểm lại một trong số "Bài ca đi cùng năm tháng" của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu:

Những ánh sao đêm

Mùa hè năm 1962, như bao đêm nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu cùng các nhạc sỹ cùng thời thường tập trung lại nhà nhau, ngắm trời đêm Hà Nội, ngâm thơ, đàn hát trên nóc chung cư.  Nơi có căn phòng nhỏ của nhạc sỹ Phan Huỳnh Điều sống và cho ra đời bao tác phẩm. Đêm đó nhìn về phía Tây, thấy khu tập thể Kim Liên đang xây dựng, dưới ánh đèn công trường là sự tấp nập, hối hả làm việc của bao công nhân xây dựng.

Xem Video Những ánh sao đêm - NSƯT Quang Lý thể hiện:

[mecloud]wWM9rIXVWj[/mecloud]

Thế là những ấp ủ về một tác phẩm hình thành. Đầu tiên tác giả chỉ sáng tác những lời ca ca ngợi công nhân xây dựng ở Miền Bắc.

Sau tác giả nghĩ lại, mình là người miền Nam, đất nước đang trong công cuộc xây dựng, đổi mới trên tất cả các mặt trận các miền quê,... bài hát cần thể hiện được công cuộc xây dựng đất nước trên mọi miền Tổ quốc, các lĩnh vực của công cuộc đổi mới. 

Vì thế lời bài hát được chỉnh sửa dần và đến hoàn thiện là giai điệu. Bài hát được viết từ cảm hứng của nhà thơ trước công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa tại miền Bắc vào thời điểm hòa bình được lập lại. Sau khi ra đời, ca khúc đã được lưu truyền rộng rãi, được phát sóng rất nhiều trên đài phát thanh và được rất nhiều công chúng hâm mộ.

Bóng cây Kơ nia

Xem Video Bóng câu Kơ nia do Ca sĩ Thu Minh trình bày:

[mecloud]WfyrPgcC8t[/mecloud]

Bài thơ Bóng cây Kơ-nia được nhà thơ Ngọc Anh sáng tác trong những năm 1957-1958, lúc tác giả đang làm việc tại Ban Văn Sử Địa Trung ương. Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc ca khúc này vào năm 1971, sau 6 năm công tác ở chiến trường miền Nam và Tây Nguyên. Ca khúc đầu tiên được NSƯT Măng Thị Hội thể hiện thành công và được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đánh giá là người thể hiện thành công nhất. 

Ca khúc ra đời đã được công chúng yêu thích và đón nhận. Sau này bài hát đã được nhiều nghệ sĩ khác thể hiện và được hát nhiều trong các cuộc thi Sao Mai, Tiếng hát truyền hình các địa phương...

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã dùng chất liệu âm nhạc dân gian Tây Nguyên tạo nên một ca khúc sâu lắng, trữ tình lúc tha thiết nhớ nhung, lúc thôi thúc dồn dập, lúc vang vọng nhắn nhủ làm rung động biết bao người nghe.

Anh ở đầu sông em cuối sông

Nhà thơ Hoài Vũ từng chiến đấu ở chiến trường Long An ven sông Vàm Cỏ Đông. Ông sáng tác rất nhiều bài thơ về nơi này trong đó có bài thơ Gửi miền Hạ, năm 1978 được Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc thành ca khúc Anh ở đầu sông em cuối sông. 

Sử dụng điệu thức Ai của dân ca Nam bộ, ông đã viết nên giai điệu của bài hát vừa tha thiết vừa sâu lắng, thể hiện tình yêu gắn bó của đôi nam nữ đang chiến đấu chống giặc ở hai đầu con sông quê hương.

Giao Anh (Tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news