Tin mới

Nhật Bản tăng cường sức mạnh lực lượng biển

Thứ tư, 03/12/2014, 09:47 (GMT+7)

Nhật Bản vừa tuyên bố sẽ mua chiếc MV-22 Osprey, gia nhập vào lực lượng biển lưỡng cư của nước này trong tương lai.

 

Nhật Bản vừa tuyên bố sẽ mua chiếc MV-22 Osprey, gia nhập vào lực lượng biển lưỡng cư của nước này trong tương lai.

Theo tin tức mới công bố của Bộ Quốc phòng, Nhật Bản sẽ đi tiên phong với việc mua máy bay-trực thăng MV-22 Osprey – bước đi mới trong nỗ lực nâng cấp lực lượng biển lưỡng cư từ Tập đoàn Hàng hải của Mỹ.

Nhật Bản dự định sẽ mua 17 chiếc máy bay cánh quay (tilt-rotor) trong ba năm tới bắt đầu từ năm 2015-2018. Được sản xuất bởi hãng Bell Boeing của Mỹ, Osprey gồm hai tính năng có thể di chuyển như một máy bay chiến đấu, vừa có thể bay theo cách thông thường.

Mặc dù loại máy bay này không phổ biến ở Nhật Bản do họ nghi ngờ các tiêu chuẩn an toàn trước đây, thương vụ này không khiến nhiều người ngạc nhiên. Nhật Bản từng nhăm nhe mua chiếc nay một vài lần. Mặc dù trong lịch sử, Osprey  từng vướng vào những tai nạn tai tiếng, Tập đoàn hàng hải của Mỹ vẫn trưng dụng nó với đầy đủ tính năng từ năm 2007 mà không gặp bất kỳ sự cố nào.

Nhật Bản sẽ mua 17 chiếc máy bay cánh nâng có thể quay một góc 90 độ khi cất cánh và hạ cánh. Ảnh: Flickr

Bởi vì máy bay Osprey sẽ nâng cao sức mạnh hiện tại của các máy bay trực thăng của Lực lượng Tự vệ Nhật Bản (SDF) về phạm vi, tốc độ và trọng tải, nó sẽ trở thành “ngôi sao” trong lực lượng hàng hải mới của nước này. Nó có thể cất cánh và hạ cánh nhanh/thẳng đứng. Điều đó có nghĩa là nó vừa được sử dụng trong Lực Lượng Tự vệ Hàng hải Nhật Bản (JMSDF), vừa sử dụng trên “tàu khu trục chở trực thăng” lớp Hyuga của Nhật Bản.

Có tin đồn rằng Nhật Bản sẽ đưa các máy bay tiêm kích tấn công kết hợp F-35 lên “các tàu khu trục chở trực thăng” để củng cố khả năng tấn công trên biển của Nhật Bản. Tuy nhiên, đến nay, Nhật mới chỉ mua phiên bản F-35A, không có khả năng cất, hạ cánh nhanh/thẳng đứng mà chiếc F-35B sở hữu. Đến nay, những tin đồn về F-35 vẫn chỉ là tin đồn. Việc bỏ ra một khoản chi khổng lồ cho chương trình F-35 từng xảy ra khi rất nhiều nước đã mua máy bay chiến đấu đa nhiệm thế hệ thứ 5 không sẵn lòng tậu thêm các máy bay loại này nữa. Nhật Bản nằm trong nhóm này nên kế hoạch mua loại F-35B là không thể xảy ra vào thời điểm hiện nay. Mặt khác, máy bay chiến đấu F-35 cũng bị chỉ trích vì không được như kỳ vọng. Vào tháng 6/2014, Lầu Năm Góc đã ngừng sử dụng cả hạm đội F-35 để kiểm tra lỗi kỹ thuật.

Việc khảo sát ngắn địa chính trị hiện tại ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là mục đích để Nlhật Bản thành lập lực lượng hàng hải SDF và việc mua MV-22 Osprey trở nên hoàn toàn rõ ràng. Như khi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera nói, “Nhật có rất nhiều quần đảo từ xa, và các đảo với các kích thước khác nhau… khiến việc bảo vệ các đảo này trong những năm tới là rất quan trọng.” Trong khi, ông Onodera không đặc biệt nói đến tranh chấp ở quần đảo Sensaku/Điếu Ngư đang diễn ra, có thể tóm lại một điều, việc bảo vệ và khẳng định quyền sở hữu trong bối cảnh Trung Quốc tỏ ra ngày càng quyết liệt là mối quan tâm hàng đầu trong các kế hoạch quân sự của Nhật Bản.

Máy bay Osprey rất có thể sẽ hiện diện ở một số địa điểm phía nam Nhật Bản, bao gồm Kyushu và Okinawa.

Theo Chi MK (The Diplomat)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news