Vì nhiễm trùng hình xăm dưới ngực, cô gái 16 tuổi đã bị sảy thai và sẽ không bao giờ có thể đi lại.
Luisa Fernanda, 16 tuổi, sinh sống tại tỉnh Casanare, Colombia, đã phải trả giá đắt vì một hình xăm phía dưới ngực phải, theo The Sun.
Luisa cho biết sau khi đi xăm, cô cảm thấy không khỏe nên đã nhanh chóng vào bệnh viện để kiểm tra. Các bác sĩ xác định cô gái trẻ bị nhiễm trùng do mực xăm đã vi khuẩn đi vào tủy sống khiến cô không thể đi lại.
Luisa đã phải trải qua một ca phẫu thuật phức tạp để loại bỏ chất lỏng do nhiễm trùng nhưng sau đó tình trạng nhiễm trùng lại ảnh hưởng đến cả ruột thừa của cô. Bên cạnh đó, Luisa còn phải điều trị chứng trầm cảm do cô đã bị sảy thai khi nhiễm trùng.
Lusia bị nhiễm trùng do mực xăm, vi khuẩn đi vào tủy sống khiến cô không thể đi lại |
Chia sẻ về tâm trạng của mình, Luisa cho biết: “Thật khó chấp nhận khi tôi được các bác sĩ thông báo rằng tôi sẽ không thể đi lại được nữa. Và càng khó khăn hơn khi rời bệnh viện, tôi không thể tự ngồi lên xe lăn. Tôi xấu hổ khi bị người khác nhìn trên đường phố bởi vì mọi người sẽ chỉ vào tôi. Nhưng sau đó, tôi nhận ra rằng lúc nào cũng ở trong nhà là cũng không tốt”, Luisa chia sẻ.
Chính vì vậy Luisa đã chia sẻ về câu chuyện của mình lên mạng xã hội như một lời cảnh báo dành cho những người khác về sự nguy hiểm của hình xăm.
Tuy nhiên, không chỉ hình xăm mới có thể gây nguy hiểm, hình xăm đã lâu cũng có thể gây nhiễm trùng. Trước đó, các bác sĩ Australia đã cảnh báo hình xăm có thể gây nhiễm trùng 15 năm sau khi xăm, theo Telegraph.
Luisa đã chia sẻ về câu chuyện của mình lên mạng xã hội như một lời cảnh báo cho những ai có ý định xăm |
Cảnh báo này được đưa ra khi một phụ nữ phải nhập viện vì bị sưng hạch lympho và chuyên gia kết luận rằng các khối u hình thành là do phản ứng với hình xăm đã được thực hiện 15 năm trước đó.
Các bác sĩ đã biết rằng mực xăm có thể chứa các chất bảo quản và tạp chất như niken, crom, mangan hoặc coban. Chúng có thể di chuyển đến các hạch bạch huyết - là nơi được cơ thể sử dụng để loại bỏ độc tố - vì các hạch có thể đổi thành màu giống như màu mực.
Nghiên cứu gần đây của Cơ quan bức xạ synchrotron châu Âu (ESRF) cũng chỉ ra rằng các hạt nano titan dioxide độc hại trong mực xăm có thể “chu du” khắp cơ thể và bị kẹt lại ở hạch bạch huyết và gây hại cho cơ thể.
Trang Vũ (tổng hợp)