Nhà giữ trẻ này là một trong những địa điểm yêu thích của Lachlan và cậu bé luôn cảm thấy thoải mái ở đây. Do đó, chị Melanie cũng cảm thấy an tâm hơn khi gửi con. Thế nhưng thực tế thì chỉ vài tiếng sau đó, chị nhận được cuộc điện thoại khẩn cấp từ nơi giữ trẻ.
Ngày 9/11/2015, chị Melanie Mitchell và con trai Lachlan bắt đầu một ngày mới như mọi ngày. Chị cho con dùng bữa sáng, giúp con làm vệ sinh và đưa con đến một gia đình ở Carramar, Perth, Úc. Khi đến nơi, chị đưa con vào, hôn chào tạm biệt con rồi mới quay xe ra về. Nhà giữ trẻ này là một trong những địa điểm yêu thích của Lachlan và cậu bé luôn cảm thấy thoải mái ở đây. Do đó, chị Melanie cũng cảm thấy an tâm hơn khi gửi con - một cậu bé 2 tuổi hiếu động, tò mò, thích leo trèo, khám phá - cho người khác trông giữ.
Lachlan - cậu bé 2 tuổi hiếu động, tò mò, thích leo trèo, khám phá. (Ảnh: mamamia)
Thế nhưng ngày hôm đó thực tế hoàn toàn không giống như những gì chị Melanie vẫn nghĩ bởi chỉ vài tiếng sau khi gửi con ở nhà trẻ, khoảng 10 giờ 30 phút sáng, chị nhận được cuộc điện thoại khẩn cấp từ nơi giữ trẻ.
“Họ gọi báo với tôi có tai nạn. Cô ấy có vẻ rất sợ hãi nên phải mất một lúc lâu mới đi đến vấn đề rằng con đã ngã xuống hồ bơi. Cô ấy nói con đã ói mửa nhiều lần nhưng tôi không thể hiểu ý cô ấy liệu con có còn thở hay không, hay tình hình nghiêm trọng thế nào. Lúc đó, tôi tin rằng con đã bị ngã, được cứu lên và mọi thứ đã ổn, nghĩ rằng con được theo dõi sát sao cũng như chỉ mới diễn ra mà thôi”, chị Melanie chia sẻ.
Ngay lập tức, chị bỏ hết việc đang làm và chạy thẳng đến nhà giữ trẻ. Nhưng giữa đường đi, chị lại nhận được một cuộc điện thoại khác báo rằng Lachan đã được đưa vào xe cấp cứu để đến bệnh viện. Chị hoảng sợ quay đầu xe và chạy vào bệnh viện.
Chị Melanie và Lachlan. (Ảnh: mamamia)
“Tôi qua những cánh cửa và xếp hàng đợi bởi một lần nữa, tôi không biết tình huống nghiêm trọng thế nào. Nhưng họ đã nhanh chóng đưa tôi đến nơi cần đến. Khi tôi đến phòng cấp cứu, rất nhiều người phụ nữ đang ở đó. Rõ ràng, đó là dấu hiệu đầu tiên tôi cảm nhận được rằng có điều gì đó không ổn. Cô ấy đã cố gắng để chuẩn bị tinh thần cho tôi về những gì tôi sắp đôi mặt nhưng không may, chẳng có từ ngữ nào có thể chuẩn bị được cho tôi điều đó cả”, chị Melanie nhớ lại.
Đứng đấy, chị thấy Lachlan nằm bất động trên giường, khắp người gắn những miếng sưởi, đủ loại dây trên cơ thể, phải hỗ trợ thở. Các bác sĩ khi đó đang cố gắng dùng mọi biện pháp để kích tim của Lachlan hoạt động lại. “Bác sĩ đến và nói với tôi rằng đã 1 tiếng rưỡi trôi qua và tim của Lachlan chưa đập lại, con không thể tự thở và họ tin rằng con đã qua đời trước khi đến đây. Khi đó tôi hoàn toàn không dám tin và chỉ biết hy vọng, cầu nguyện cho những điều tốt nhất sẽ đến. Tôi không thể chấp nhận được những gì bác sĩ nói với mình”, Melanie buồn bã chia sẻ.
Vài phút sau đó, tim của Lachlan bỗng đập trở lại đã tiếp thêm hy vọng cho Melanie rằng con trai đã hồi phục hoàn toàn. Dù vậy, Lachlan vẫn còn phải thở bằng máy. Melanie nói rằng các bác sĩ đã ổn định được tình hình của Lachlan bằng mọi khả năng của họ rồi mới chuyển cậu bé đến bệnh viện Princess Margaret. Tại nơi này, dù đã thực hiện 3 lần kiểm tra nhưng trong 2 ngày ở viện, không có dấu hiệu nào cho thấy não của Lachlan hoạt động. Ngoài trái tim, nội tạng của Lachlan đã ngừng hoạt động. “Không còn cơ hội để mang con trở lại nữa”, chị Melanie nhớ lại.
Hai ngày sau vụ tai nạn, Lachlan đã được rút ống thở, ngưng tất cả các loại máy móc hỗ trợ. Đó là lúc Melanie và chồng - anh Luke - có thể ôm con trong vòng tay, chào con lần cuối. Lachlan đã qua đời vì thiếu oxy trong não do .
Lachlan đã qua đời vì thiếu oxy trong não do Đuối nước. (Ảnh: thewest)
Cảnh sát đã tiến hành điều tra. Cô Karla Zablah - chủ của nhà giữ trẻ, người được cấp phép giữ 4 đứa trẻ cùng lúc - cho biết rằng, khoảng 9 giờ sáng ngày xảy ra tai nạn, cô đã cho bé 11 tháng tuổi đi ngủ, sau đó đưa Lachlan ra ngoài. Khi đứa bé giật mình, cô Karla đã quay vào trong, để Lachlan ở đó. Cô cho biết mình đã quay vào trong với đứa bé 11 tháng tuổi trong khoảng thời gian từ 5 đến 7 phút trước khi thấy Lachlan đã úp mặt xuống hồ bơi.
Cô kéo Lachlan lên khỏi mặt nước, tiến hành hô hấp nhân tạo. Cũng cùng lúc đó, cô không thể tìm thấy điện thoại di động để gọi cấp cứu vì cô đã vứt nó đâu đó trước khi nhảy xuống hồ. Karla nói cô cũng chẳng có điện thoại cố định nên vì vậy, sau khi đưa Lachlan vào trong, cô chạy sang hàng xóm và nhờ gọi 000. Theo hồ sơ của cảnh sát cho thấy, dịch vụ cấp cứu St John nhận được điện thoại lúc 9 giờ 57 phút sáng.
Được biết, khu vực hồ bơi có hàng rào chắn nhưng theo Karla trả lời điều tra, cô nghĩ rằng đứa bé đã dùng những chậu trồng cây để đứng lên, trèo qua hàng rào. Cô cho biết, mấy chậu cây đã ở vị trí này khi cơ quan cấp phép mở điểm giữ trẻ đã đến kiểm tra. Dù được yêu cầu dời những cậu cây ra khỏi hàng rào, Karla vẫn không làm thế và giải thích rằng “do bận rộn”.
Cho đến nay, sau gần 3 năm xảy ra tai nạn thương tâm, cảnh sát vẫn đang tiến hành điều tra vụ việc. Về phía chị Melanie, sau khi con trai qua đời, chị đã bắt đầu tham gia vào những hoạt động ngăn ngừa đuối nước. Chị kêu gọi chính quyền nên ban bố lệnh cấm hồ bơi ở những trung tâm giữ trẻ gia đình.
(Nguồn: thewest, mamamia)
Theo Helino/Trí thức trẻ