Máu nhiễm mỡ là một trong những loại bệnh lý gặp phải ở không ít người. Tuy nhiên, khi phát hiện bệnh thì đã ở giai đoạn muộn. Vì vậy, bạn không nên chủ quan với các dấu hiệu ban đầu của bệnh máu nhiễm mỡ dưới đây.
Máu nhiễm mỡ thực chất là bệnh rối loạn chuyển hóa Lipid máu. Lipid là một trong 3 chất dinh dưỡng chính của cơ thể bao gồm: Lipid (mỡ), Glucid (chất bột đường) và protein (chất đạm).
Theo BS.CKII Vũ Đức Chung, Chủ nhiệm khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện 354 (Hà Nội), máu cao không phải chỉ do ăn mỡ mà là do ăn các thực phẩm thừa năng lượng. Khi dùng thức ăn béo, hầu hết mỡ hình thành dưới dạng chất béo trung tính gọi là triglycerid hoặc khi tiêu thụ quá nhiều kcalo, kcalo cũng được chuyển đổi thành triglycerid và lưu trữ bên trong các tế bào mỡ. Điều này lý giải vì sao nhiều người ăn chay cũng bị máu nhiễm mỡ.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nguyên nhân máu nhiễm mỡ là do di truyền, yếu tố gia đình, chế độ ăn uống không điều độ, ăn nhiều đạm động vật, chất béo bão hòa, nhiều đường bột, ăn ít hoa quả và lười vận động, nhất là dân trí thức, văn phòng.
Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt là những biểu hiện không nên chủ quan đối với người máu nhiễm mỡ (ảnh minh hoạ)
Ngoài ra quá trình học tập căng thẳng, làm việc áp lực cao không có chế độ nghỉ ngơi hợp lý sẽ gây căng thẳng stress từ đó dẫn đến hiện tượng rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, mỡ tích tụ nhưng không được chuyển hóa thành năng lượng về lâu dài sẽ dẫn đến các bệnh về tim mạch, mỡ máu.
Những biểu hiện ban đầu của bệnh máu nhiễm mỡ thường khó phát hiện. ở người trẻ thường thầm kín, hầu như không có triệu chứng. Nhiều người chỉ vô tình phát hiện ra bệnh khi khám sức khỏe định kỳ hoặc thấy huyết áp cao, đau đầu thì đi làm thêm xét nghiệm máu thì đã thấy bị mỡ máu cao. Ở người già thì biểu hiện rõ ràng hơn, có đến 90% là tăng huyết áp, đái tháo đường đi kèm với tăng mỡ máu.
Mặc dù khó nhận biết nhưng những dấu hiệu sau có thể cho biết bạn đang bị bệnh máu nhiễm mỡ: Da có những nốt phồng nhỏ bề mặt bóng loáng, màu vàng, mọc nhiều trên da mắt, khuỷu tay, bắp đùi, gót chân, da, lương, ngực…to bằng đầu ngón tay, màu vàng nhạt, không đau, không ngứa. Khi bệnh phát triển nặng, có thể xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, choáng, hoa mắt, bứt rứt trong người, thở ngắn, hồi hộp,…cơ thể phì mập, xét nghiệm máu các bác sĩ chỉ cho biết mỡ máu tăng hơn mức bình thường.
Các bác sĩ và chuyên gia y tế khuyến cáo người bị máu nhiễm mỡ nên có chế độ ăn uống lành mạnh và tăng cường tập luyện thể dục thể thao để kiểm soát cân nặng.
Bệnh nhân máu nhiễm mỡ nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả ít đường để tăng chất xơ giúp làm giảm được sự hấp thụ của đường ruột đối với cholesterol.
Tránh bổ sung đạm cho cơ thể trong bữa tối: Bữa tối không nên ăn thức ăn chứa nhiều đạm vì rất khó tiêu hoá, lâu ngày khiến cholesterol đọng trên thành động mạch dẫn đến xơ vữa động mạch. Lượng thịt đỏ (bò, ngựa, trâu, cừu) nên ăn dưới 255 g/tuần.
Ăn nhiều cá: Ăn nhiều cá tăng cường axit béo hệ Omega-3, có tác dụng bảo vệ tim mạch. Cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích và cá thu có nhiều axit béo loại này.
Nói không với dầu mỡ và bơ: Tránh các thức ăn như bơ thực vật dạng thỏi và bánh, bánh nướng lò, thực phẩm nhiều dầu như khoai tây rán, mì ăn liền và các thức ăn nhanh. Vì trong những thức ăn này có axit béo dạng trans, có thể làm tăng lượng cholesterol máu.
Xem video: Cận cảnh công nghệ làm mứt bẩn ở Xuân Đỉnh
Thoa Nguyễn (tổng hợp)