Vào những ngày lễ Tết, người Việt Nam thường duy trì nhiều nét đẹp trong phong tục tập quán, đặc biệt là văn hóa đi tảo mộ để nhớ ơn nguồn gốc, tổ tiên. Thời gian tảo mộ không cố định. Nhưng mọi người thường cùng nhau tổ chức hoạt động này trong khoảng thời gian từ 20 đến 25 tháng Chạp âm lịch, có thể kéo dài đến những ngày cuối năm.
Tảo mộ là hoạt động dọn dẹp cỏ dại, vun lại những nấm mộ, sửa sang, tu bổ, chăm sóc những cây xanh ở xung quanh mộ phần của người thân quá cố trong gia đình. Đây là khoảng thời gian để con cháu nhớ ơn tổ tiên, quây quần, tụ họp bên mái ấm gia đình.
Lưu ý thêm những điều nên tránh sau:
Nên tảo mộ vào buổi sáng, không khí khi ấy rất trong lành, hạn chế đi tảo mộ những ngày tiết trời âm u hoặc buổi chiều muộn để tránh nhiễm khí lạnh, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trong quá trình Tảo mộ, bạn nên đi nhẹ, nói khẽ, tránh đùa giỡn lớn tiếng. Đây được xem là hành vi không nghiêm túc, không thành tâm.
Dọn dẹp sạch sẽ cả 4 phía của mộ phần thay vì chỉ dọn dẹp mặt trước. Việc dọn dẹp sẽ giúp tạo một diện mạo mới, thoáng đãng, hanh thông cho các phần mộ, đồng thời cũng mang đến may mắn cho người trong gia đình.
Không dẫm đạp lên mộ phần, đá đồ cúng của người khác để tránh mang lại sự không may cho bản thân, thể hiện sự vô lễ với người đã khuất.
Cần phải chân thành, thể hiện lòng thành kính thay vì thực hiện một cách hời hợt. Đồng thời, việc nghiêm túc còn để tránh ảnh hưởng tới những gia đình Tảo mộ xung quanh và không gian tại đó.
Sau khi đi tảo mộ về, bạn nên tắm rửa sạch sẽ để loại bỏ hàn khí, bụi bẩn cũng như sẵn sàng đón một năm mới hanh thông, may mắn.
*Thông tin mang tính chất tham khảo*