Tin mới

Những phát hiện khảo cổ bí ẩn nhất: Cánh tay rụng rời ra, không tìm thấy phần còn lại

Chủ nhật, 03/06/2018, 14:12 (GMT+7)

Trong năm 2017 vừa qua, các nhà khảo cổ trên thế giới đã có những phát hiện đáng nhớ khiến lẽ chúng ta phải viết lại lịch sử nhân loại.

Trong năm 2017 vừa qua, các nhà khảo cổ trên thế giới đã có những phát hiện đáng nhớ khiến lẽ chúng ta phải viết lại lịch sử nhân loại.

1. Tháp đầu lâu

Những phát hiện khảo cổ bí ẩn nhất: Cánh tay rụng rời ra, không tìm thấy phần còn lại - Ảnh 1.

Tháp đầu lâu.

Một nhóm nhà đã tìm thấy hơn 650 hộp sọ lẫn vôi gần đền Mayor ở thành phố Tenochitlan của người Aztec ở Mexico.

Họ tin rằng những chiếc đầu lâu này là một phần của tháp sọ người đồ sộ Huey Tzompantli,từng làm kinh hoàng quân xâm lược Tây Ban Nha khi họ chiếm thành phố vào năm 1521.

2. Căn phòng trong Đại kim tự tháp Giza

Những phát hiện khảo cổ bí ẩn nhất: Cánh tay rụng rời ra, không tìm thấy phần còn lại - Ảnh 2.

Sơ đồ căn phòng mới phát hiện.

Các nhà khoa học sử dụng công nghệ quét dựa vào tia vũ trụ đã phát hiện một "khoang" bí ẩn lớn bên trong Đại kim tự tháp Giza, Ai Cập.

Không gian bí ẩn đó dài 20m, nằm ngay phía trên phòng trưng bày lớn và nó là cấu trúc lớn đầu tiên được phát hiện bên trong kim tự tháp kể từ sau thế kỷ 19, được cho là có niên đại khoảng 4.500 năm tuổi.

3. Cuộn giấy Biển Chết – hang động thứ 12

Những phát hiện khảo cổ bí ẩn nhất: Cánh tay rụng rời ra, không tìm thấy phần còn lại - Ảnh 3.

Một mảnh cuộn giấy Biển Chết.

Năm 2017, các nhà nghiên cứu đã công bố phát hiện một loạt lọ, bao bì và các mối liên quan đến Cuộn giấy Biển Chết (bản thảo bao gồm các bản kinh thánh lâu đời nhất) trong hang động thứ 12 gần Qumran, Israel.

4. Thành phố chìm dưới nước

Những phát hiện khảo cổ bí ẩn nhất: Cánh tay rụng rời ra, không tìm thấy phần còn lại - Ảnh 4.

Lặn biển tìm thành phố bị chìm.

Các nhà khảo cổ Tunisia và Italia đã phát hiện ra sự tồn tại của hai thành phố La Mã cổ bị chìm dưới nước là Neapolis, gần thành phố Nabeul và Baia trên bờ biển Italia. Chúng biến mất vào thế kỷ thứ 4 do hoạt động địa chấn và núi lửa ở Địa Trung Hải.

5. Cổng đá Ả rập Xê út

Những phát hiện khảo cổ bí ẩn nhất: Cánh tay rụng rời ra, không tìm thấy phần còn lại - Ảnh 5.

Hình thù được gọi là cánh cổng.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hơn 400 cấu trúc kỳ lạ có từ hàng ngàn năm trước ở Ả rập Xê út.

Người ta cho rằng các cấu trúc đá cổ xưa - được các chuyên gia gọi là Cánh cổng - có thể đã khoảng 7.000 năm tuổi. Mục đích xây dựng chúng vẫn là điều bí ẩn. Một số cổng nằm bên cạnh mái vòm núi lửa từng phun ra dung nham bazan.

6. Xác tàu đắm Antikythera

Những phát hiện khảo cổ bí ẩn nhất: Cánh tay rụng rời ra, không tìm thấy phần còn lại - Ảnh 6.

Cánh tay tượng đồng bí ẩn.

Con tàu đắm Antikythera trở nên thú vị hơn khi các nhà nghiên cứu phát hiện ra các hiện vật và cánh tay của bức tượng đồng.

Các chuyên gia nói rằng bức tượng bằng đồng là một trong những hiện vật hiếm nhất từ thời cổ đại. Điều khiến cho phát hiện này còn hấp dẫn hơn nữa là mảnh cánh tay không khớp với pho tượng nào được phát hiện từ trước đến nay.

Điều này làm nảy sinh câu hỏi: Phần còn lại của bức tượng ở đâu?

7. Các mảnh gốm sứ cổ nhất châu Mỹ

Những phát hiện khảo cổ bí ẩn nhất: Cánh tay rụng rời ra, không tìm thấy phần còn lại - Ảnh 7.

Các mảnh gốm sứ.

Các nhà khảo cổ đã có được những mảnh gốm sứ lâu đời nhất từng được phát hiện tại lục địa châu Mỹ.

Nhóm chuyên gia người Nga và Ecuador đã thu hồi các hiện vật được cho là có niên đại hơn 6.000 năm và thuộc về nền văn hóa ít được nghiên cứu ở San Pedro.

8. Bảng đất sét 4.000 năm tuổi tiết lộ vị trí các thành phố cổ

Những phát hiện khảo cổ bí ẩn nhất: Cánh tay rụng rời ra, không tìm thấy phần còn lại - Ảnh 8.

Bảng đất sét.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích bảng đất sét 4.000 năm tuổi do các thương gia Đế chế Assyria tạo ra, trong đó nêu chi tiết vị trí gần đúng của 11 thành phố cổ bị mất từ lâu.

Trong văn bản Cuneiform cổ của người Sumer cổ đại, tấm bảng đất sét ghi chi tiết giao dịch kinh doanh, tài khoản, con dấu, hợp đồng và thậm chí cả giấy chứng nhận kết hôn.

9. Bộ răng 9,7 triệu năm tuổi

Những phát hiện khảo cổ bí ẩn nhất: Cánh tay rụng rời ra, không tìm thấy phần còn lại - Ảnh 9.

2 cái răng hóa thạch.

Các chuyên gia đã bất ngờ khi tìm thấy hàm răng hóa thạch của người có niên đại 9,7 triệu năm tuổi ở Đức. Nghĩa là lâu đời hơn so với giả thuyết con người đầu tiên xuất hiện ở châu Phi cách đây vài triệu năm.

Phát hiện mang tính cách mạng gợi mở châu Âu là cái nôi của nhân loại, có lẽ chúng ta phải viết lại lịch sử.

Nguồn bài và ảnh: Ancient Code

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news