Tin mới

Những sai lầm khi đi lễ chùa ngày đầu năm

Thứ sáu, 27/02/2015, 09:37 (GMT+7)

Đi lễ chùa vào những ngày đầu năm đã trở thành một nét văn hoá trong đời sống của người Việt từ bao đời nay. Nhất là vào tháng Giêng là thời điểm mà người ta dành nhiều thời gian để đi lễ Phật. Tuy nhiên, đi lễ chùa thế nào cho đúng là điều mà ắt hẳn nhiều người còn chưa hiểu hết.

Đi lễ chùa vào những ngày đầu năm đã trở thành một nét văn hoá trong đời sống của người Việt từ bao đời nay. Nhất là vào tháng Giêng là thời điểm mà người ta dành nhiều thời gian để đi lễ Phật. Tuy nhiên, đi lễ chùa thế nào cho đúng là điều mà ắt hẳn nhiều người còn chưa hiểu hết.

Để làm rõ vấn đề này, PV đã có cuộc phỏng vấn với nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Nguyễn Hùng Vĩ (giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn).

Thưa ông, việc đi lễ chùa ngày đầu năm để cầu tài, cầu lộc, cầu danh theo quan niệm của nhiều người Việt ngày nay có đúng hay không ạ? Trong giáo lý nhà Phật, việc này là đúng hay sai ạ?

Trong giáo lí nhà Phật, lễ bái ở chùa là để được năm công đức cho kiếp sau, kinh sách gọi đó là "Lễ bái ngũ công đức". Đó là, khi người ta lễ bái cúng dường thì đời sau, kiếp sau sẽ được: Hình tướng xinh đẹp; Giọng nói hay; Có nhiều của báu; Sinh vào nhà cao sang; Sinh lên các cõi trời. Cái được là được kiếp sau. Còn bây giờ mọi người lại nghĩ là kiếp này nên đua nhau thì là sai với Phật pháp.

                                                           

Đi lễ chùa là nét đẹp văn hoá của người Việt nhưng không ít người còn mắc sai lầm (ảnh minh hoạ)

Việc dâng lễ ở chùa cần lưu ý những gì ạ? (về lễ vật, cung cách dâng lễ, trang phục dâng lễ....). Nhiều người có thói quen cúng lễ mặn, mâm cao, cỗ đầy  ở cửa Phật, điều này là có nên không?

Đi lễ chùa có mấy mục đích như: Cúng dường tam bảo; Sám hối; Nguyện niệm; Giác ngộ; Du ngoạn...Đáng chú ý là vào chùa thì thân, tâm, khẩu, ý phải nghiêm trang lịch sự. Có một điều nhức nhối là hiện nay, rất nhiều chị em phụ nữ khi đi lễ chùa vẫn còn lựa chọn những trang phục như váy ngắn, áo mỏng gây phản cảm ở chốn thờ tự công cộng. Đặc biệt, ở một số chùa chiền, nhà chùa đã có những biển báo hướng dẫn về trang phục khi đến dâng lễ, tham quan nhưng không hiểu vì không biết hay cố tình mà nhiều người vẫn vô tư trưng diện nhưng bộ đồ hợp thời trang nhưng không hợp với không gian linh thiêng.

Thân là ăn mặc đi đứng, thi lễ. Tâm là hướng thiện, hướng Phật. Khẩu là là tụng niệm lục tự bao nhiếp: " Nam mô a di đà Phật". Tức là Kính ngưỡng đức Phật vô lượng. Cỗ mặn không thể được đưa vào chùa làm lễ, như thế là vi phạm giáo pháp nhà Phật. Không được chứ không chỉ là không nên. Lễ vật dâng lên Phật hay thánh thần cũng chỉ cần đồ chay, hoa tươi, quả chín, bánh kẹo...Tuy nhiên, tất cả đều phải chuộng sự sạch sẽ, tinh khiết, kiệm ước.

Còn việc quan niệm mâm cao cỗ đầy, lễ vật sang trọng dâng lên thần thánh mới được phù hộ, ban phước lộc là hoàn toàn sai trái. Trong giáo lý nhà Phật không khuyến khích việc này. Thần thánh chỉ cần thấy được cái tâm của người phàm trần là đủ.

Hiện nay, ở một số địa điểm đình chùa, người ta có tục rút quẻ đầu năm để xem thử vận mệnh của mình trong năm mới. Vậy, việc này có phải là mê tín dị đoan hay không ạ? Nếu có, thì hệ luỵ của nó đối với đời sống con người là như thế nào ạ?

Xin xăm, xóc thẻ, rút quẻ là mê tín dị đoan 100%. Hầu hết người xin là thấy người ta làm thì cũng làm theo cho vui. Ra năm, người ta quên luôn. Năm mười nghìn không là gì cả. Cứ mê tín thế này thì văn hoá làm sao mà phát triển được. Chỉ cho vui thôi.

Việc hái lộc đầu năm ở các địa điểm như đình, chùa, đền miếu của nhiều người Việt với niềm tin về những điều tốt đẹp đến với gia đình mình trong năm mới, điều này có đúng hay không trong văn hoá tín ngưỡng?. Việc hái lộc cần lưu ý những gì ạ?

Việc hái lộc là tín ngưỡng. Ở giữa rừng thì hái thoải mái. Người ta hái ở đình chùa vì tin ở đó được thần thánh hỗ trợ nên có nhiều lộc. Cây ở thành phố rất ít nên hái một ít gọi là  tượng trưng thôi. Còn việc hái nhiều hay hái ít ở nơi mà cây cối nhiều thì chẳng ảnh hưởng gì cả. Theo quan niệm dân gian, người ta tin rằng trồng cây là để đức nên tốt nhất là nên trồng nhiều hơn là hái. 

Xem video: Lễ hội Gióng biến thành cuộc hỗn chiến

 

 

Thoa Nguyễn

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news