Tin mới

Nơi âm u nhất trong Tử Cấm Thành, miệng giếng nhỏ nhưng chứa đựng bí mật lịch sử kinh hoàng

Thứ tư, 07/11/2018, 16:41 (GMT+7)

Tử Cấm Thành, một cung điện tráng lệ ở đất nước Trung Hoa xưa được coi là điểm du lịch hấp dẫn nhiều du khách trên thế giới ngày nay. ức hấp dẫn của di tích này không chỉ nằm ở chỗ nơi đây từng là chỗ ở của Hoàng đế và các phi tần, mà còn bởi đó là nơi xảy ra rất nhiều câu chuyện ly kỳ, bí ẩn.

Tử Cấm Thành, một cung điện tráng lệ ở đất nước Trung Hoa xưa được coi là điểm du lịch hấp dẫn nhiều du khách trên thế giới ngày nay. ức hấp dẫn của di tích này không chỉ nằm ở chỗ nơi đây từng là chỗ ở của Hoàng đế và các phi tần, mà còn bởi đó là nơi xảy ra rất nhiều câu chuyện ly kỳ, bí ẩn.

Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh được xây vào năm Vĩnh Nhạc triều Minh. Đến nay, công trình đã trải qua 600 năm lịch sử. Nơi đây đã từng chứng kiến sự thịnh suy hưng vong của mấy triều đại. Mỗi triều suy vong đều ghi dấu ấn của máu và nước mắt.

Gần đây, nhiều bộ phim kể về cuộc sống nơi thâm cung của triều đại nhà Thanh được công chiếu trên truyền hình đã thu hút nhiều du khách đến thăm quan xem ngắm.

Theo lời kể của một thái giám cuối thời nhà Thanh, Cố Cung có tới gần 80 miệng giếng lớn nhỏ khác nhau, vì vậy có thể nói nơi đây vốn là chốn chẳng thiếu nguồn nước.

Thế nhưng, số nước dùng để cung cấp cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người trong hoàng cung lại không đến từ những chiếc giếng này.

Ảnh internet

Mỗi ngày, Hoàng đế đều sai người lấy nước từ nơi có tên là "Ngọc Tuyền viên" ở ngoài cung, sau đó chuyển vào phía Tây của Di Hòa Viên.Cung nhân nơi này sẽ kiểm tra và nấu số nước được chuyển vào rồi đem đi phân bổ khắp hoàng cung. Thói quen kiêng kỵ nước giếng và chỉ lấy nước ở bên ngoài để dùng từ lâu đã trở thành luật bất thành văn nơi Tử Cấm Thành.

Nguyên nhân về nỗi sợ nước giếng của người trong cung lại bắt nguồn từ chính những mưu kế tranh đấu ở nơi này. Trong những cuộc tranh đấu tàn nhẫn giữa các phi tần chốn hậu cung, cũng có thể là những phi vụ trả thù của các cung nữ, thái giám bị chèn ép, miệng giếng nơi hoàng cung đã trở thành một công cụ để trả thù với nhiều thủ đoạn khác nhau.

Ảnh internet

Đặc biệt, theo lời kể của một thái giám cuối thời nhà Thanh, miệng giếng trong cung từng là nơi kết thúc sinh mệnh của vô số cung nữ. Trong cung cấm, đại đa số các cung nữ đều làm công việc tạp dịch vất vả, thường xuyên bị tần phi trách mắng, bị nữ quan chèn ép. Có không ít người vì không chịu nổi đã tìm cách trốn ra ngoài, một số khác thì quá bế tắc mà nhảy giếng tự vẫn.

Không chỉ có các cung nữ mà giếng nước cũng trở thành nơi giết người diệt khẩu, phi tang thi thể các cung phi bị thất sủng. Tiêu biểu như câu chuyện Từ Hy đẩy Trân Phi xuống giếng để thanh trừng người con dâu mà bà từ lâu đã chướng tai gai mắt.

Theo đó, những giếng ước trong Tử Cấm Thành đã trở thành nỗi sợ, là điều cấm kỵ bất thành văn chốn cung cấm. 

Ngày nay, hàng chục miệng giếng trong Cố Cung, trong đó có chiếc giếng Trân Phi (nơi Từ Hy hãm hại đệ nhất ái phi Thanh triều) đã trở thành các địa điểm tham quan hút khách tại Tử Cấm Thành.

Cụ thể Trân Phi vốn là một phi tần mà hoàng đế Quang Tự sủng ái. Năm Quang Tự là lúc triều đại nhà Thanh đến lúc suy vong. Lúc đó, 8 nước liên quân tiến vào Bắc Kinh, Từ Hy và Quang Tự chạy trốn về phía Tây. Trước khi rời đi, Trân Phi liền đến trước điện cầu xin để được đi cùng nhưng bị thái giám đẩy xuống giếng chết chìm để giữ trinh tiết.

27 năm sau, Hoàng đế Quang Tự quay trở lại Tử Cấm Thành, Trân Phi bị ép chết năm nào mới được phong làm quý phi. Lúc này, người nhà của Trân Phi mới đưa được hài cốt của cô từ giếng lên mai táng. Cũng từ đó, giếng nước này mang tên “giếng Trân Phi”.

(Tham khảo nguồn: baike, epochtimes peop)

Hà Trang (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news