Tin mới

Nước mắt cô độc của Laika: Câu chuyện buồn của chú chó "phi hành gia" Liên Xô

Thứ sáu, 25/05/2018, 09:00 (GMT+7)

Những gì mà Laika phải trải qua trước khi tan cùng con tàu Sputnik 2 còn đáng sợ hơn cái chết!

Những gì mà Laika phải trải qua trước khi tan cùng con tàu Sputnik 2 còn đáng sợ hơn cái chết!

Trước khi đến với câu chuyện đầy nước mắt của chú chó , cùng điểm lại sự kiện vang danh trong lịch sử của nhân loại: Đó là ngày 12/4/1961, lần đầu tiên trên thế giới, phi hành gia người (1934 – 1968) thực hiện chuyến bay vào không gian, mở ra mới cho loài người.

Để có được thành tựu to lớn này, người Liên Xô đã phải "lao tâm khổ tứ" trong nhiều năm trời, từ việc phóng Sputnik 1 lên quỹ đạo (vệ tinh nhân tạo đầu tiên trong lịch sử) vào ngày 4/10/1957 đến việc tiếp tục chế tạo thành công Sputnik 2 với mức kinh phí và công sức không hề nhỏ.

Tính đến cuối những năm 1950, khoa học còn rất mơ hồ về những tác động của các chuyến bay ra ngoài vũ trụ lên cơ thể con người. Để có được bước tiến dài, tạo nên "buổi Bình Minh chinh phục vũ trụ của loài người", tất yếu phải thực hiện các thí nghiệm. Và động vật là đích mà giới khoa học nhắm đến để "đo" tác động của không gian lên sinh vật sống trước tiên.

Chú chó Laika, giống chó lai giữa husky và spitz được Liên Xô lựa chọn để thực hiện sứ mệnh bay vào không gian lần đầu tiên trong lịch sử nước này.

Nước mắt cô độc của Laika: Câu chuyện buồn của chú chó phi hành gia Liên Xô - Ảnh 1.
 

Laika không phải là động vật đầu tiên trên thế giới được con người đưa vào vũ trụ. Trước nó, có rất nhiều thế hệ các loài động vật khác nhau lên đường thực hiện các sứ mệnh bay thử nghiệm ngoài không gian:

Sinh vật sống đầu tiên trải nghiệm vũ trụ chính là Ruồi Giấm. Ngày 20/2/1947, Mỹ đã cho ruồi giấm lên tàu tên lửa V-2 của Đức để nghiên cứu phơi nhiễm bức xạ ở độ cao lớn. Trong 3 phút và 10 giây, ruồi giấm đạt khoảng cách 110km.

Động vật có vú đầu tiên bay vào vũ trụ là Albert II, một chú khỉ họ Cercopithecidae, bộ Linh trưởng. Sứ mệnh đầu tiên của chú khỉ Albert I không thành công khi chú ta chết vì ngạt thở trong chuyến bay cũng trên tên lửa V-2. Đến lượt chú khỉ Albert II, chú ta đã sống sót khi tên lửa đạt độ cao 134km vào ngày 14/6/1949.

Trong khi người Mỹ dùng ruồi giấm, khỉ để thực hiện thí nghiệm thì người Liên Xô lại lựa chọn các chú chó. Một trong số đó chính là Laika.

Nước mắt cô độc của Laika: Câu chuyện buồn của chú chó phi hành gia Liên Xô - Ảnh 2.

Ngày chú bay, laika tròn 3 tuổi, nặng 16kg.

Laika được đưa về chăm sóc khi một ngày nọ, người ta thấy chú lang thang vô chủ trong một ngõ hẻm của thủ đô Moskva. Ít lâu sau, chú được lựa chọn vào "ứng viên" bay thử nghiệm ra ngoài vũ trụ cùng với các chú chó khác.

Sở dĩ, người ta chọn Laika là vì, theo các nhà khoa học, những con chó lang thang vô chủ thường tự học được cách chịu đựng nghịch cảnh khắc nghiệt của nhiệt độ và việc thiếu thốn thức ăn - đây là 2 trong những điều kiện thử thách trong sứ mệnh bay của loài động vật này. Ngoài ra, Laika là giống cái, theo quan niệm, nó sẽ nhỏ con và hiền lành hơn các con giống đực cùng loài khác.

Laika ban đầu có tên là Kudryavka. Nhưng thế giới nhớ đến chú bởi cái tên Laika, một từ tiếng Liên Xô chỉ giống chó husky đặc chủng ở xứ lạnh. Còn giới truyền thông Mỹ gọi Laika với cái tên Muttnik, một kiểu chơi chữ của tàu Sputnik.

Để huấn luyện tinh thần và thể trạng trước chuyến bay lịch sử, các nhà khoa học lựa chọn nhiều "ứng cử viên" cùng lúc với các bài test kiểm tra mức độ thuần phục và vâng lời của chúng.

Những chú chó đạt yêu cầu bước 1 sẽ bước vào giai đoạn thử thách cực kỳ khắt khe tiếp theo là sống trong cái lồng chật hẹp (hộp kháng áp) từ nhiều ngày đến vài tuần và phải làm quen với vị giác bằng việc chỉ ăn một loại thức ăn dạng lỏng, có thể là thức ăn của chú trong không gian.

Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra phản ứng của chúng trước những thay đổi đột ngột của áp suất không khí và tiếng ồn lớn, trong đó, bao gồm cả việc bị nhấc bổng lên không khí đột ngột.

Cuối cùng, chỉ có 2 chú chó chịu đựng được các bài thử nghiệm khó khăn, bao gồm, Laika, và ứng viên dự bị của Laika - Albina.

Trước khi bay vào vũ trụ, các bác sĩ tiến hành cấy thiết bị y tế vào cơ thể chúng nhằm theo dõi xung tim, nhịp thở, huyết áp và chuyển động vật lý.

3 ngày

... trước khi khởi hành theo lịch trình, sau khi được tắm rửa sạch sẽ và chải chuốt cẩn thận, người ta đặt chú chó 3 tuổi, nặng 16kg vào chiếc lồng chật hẹp bên trong khoang lái của con tàu Sputnik 2. Mọi thứ đã sẵn sàng!

5:30 sáng, ngày 3/11/1957

... sân bay vũ trụ Baikonur Cosmodrome nhộn nhịp hơn mọi ngày với sự xuất hiện của các nhà khoa học, kỹ sư và giới lãnh đạo Liên Xô. Họ hồi hộp chờ đợi và theo dõi thời khắc sắp đi vào lịch sử của nước mình.

Đúng 5:30 phút sáng, tàu vũ trụ Sputnik 2 được phóng lên quỹ đạo Trái Đất, mang theo Laika, chú chó dũng cảm vượt qua mọi thử thách khắc nghiệt dưới mặt đất, với lực G* gấp 5 lần bình thường.

Tiếng gầm rú của động cơ phản lực, rung động mạnh cộng với áp lực khổng lồ đè nặng lên cơ thể bé nhỏ khiến Laika hoảng loạn thực sự: Lúc ấy, người ta đo được nhịp tim của nó đập mạnh gấp 3 lần so với bình thường; còn nhịp thở thì gấp 4 lần. Sau khi Sputnik 2 đạt đến trạng thái phi trọng lực thì nhịp tim của Laika giảm mạnh đột ngột.

Đến nay, Bảo tàng Hàng không và Vũ trụ Quốc gia (Liên Xô) nắm giữ các bản in đã được phân giải cho thấy sự hô hấp của Laika trong suốt chuyến bay.

Ở độ cao hơn 3000km, Laika đã dũng cảm vượt qua thử thách thực tế khắc nghiệt đến kiệt cùng trong đời. Nó đã hoàn thành nhiệm vụ bay vòng quanh Trái Đất trong khoảng thời gian 103 phút bên trong con tàu nặng hơn 500kg.

Laika thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình mà không hề mong nhận lại được huân chương vinh danh cho lòng dũng cảm thể hiện cao nhất. Bởi, có một sự thật cay đắng đó là: Sputnik 2 không được thiết kế để chống cháy và hạ cánh trở về Trái Đất.

Trước khi bay, Laika mặc nhiên được giao thực hiện sứ mệnh cảm tử: Nó sẽ chết trên chuyến bay cùng con tàu đã cùng nó chu du ngoài không gian!

Vài giờ sau đó, một sự cố kỹ thuật đã xảy ra, Sputnik 2 mất lá chắn nhiệt. Điều này khiến cho thân tàu nóng lên đột ngột. Laika chết! Rồi đến lượt Sputnik 2 "chết theo" khi nó trở thành bó đuốc khổng lồ lao tự do về Trái Đất, rồi tan thành những mảnh vụn nhỏ trước ma sát khổng lồ của không khí.

Người ta đã hy vọng Laika sẽ chết vì thiếu dưỡng khí (trong khoảng 15 giây) sau vài ngày chu du ngoài không gian. Bởi nguồn sống ít ỏi cung cấp cho nó chỉ là một bữa ăn và nguồn oxy đủ để thở trong 7 ngày!

Cái nóng gần trăm độ, sợ hãi, áp lực, chật chội và có lẽ bị cả cơn đói hành hạ... những gì mà Laika phải trải qua trước khi tan cùng con tàu còn đáng sợ hơn cái chết! Có khi nào, con người ở dưới mặt đất nhìn được những giọt nước mắt đau đớn, cô độc của Laika?

Nước mắt cô độc của Laika: Câu chuyện buồn của chú chó phi hành gia Liên Xô - Ảnh 5.

Hình ảnh Laika trước khi thực hiện sứ mệnh bay. Ảnh: ThoughtCo

Trong và sau chuyến bay tiên phong đưa sinh vật sống vào vũ trụ của Sputnik 2, giới lãnh đạo Liên Xô giấu nhẹm chuyện Laika và con tàu chết sau khi khởi hành vài tiếng.

Họ lo sợ dư luận lên án việc Sputnik 2 chưa đáp ứng đủ kỹ thuật (như việc hạ cánh và chống cháy) mà vẫn thực hiện việc đo tác động của không gian lên sinh vật sống. Các chương trình phát sóng của Liên Xô đều nói rằng Laika vẫn còn sống cho đến ngày 12/11. Tờ New York Times (Mỹ) thậm chí còn đăng báo rằng Laika có thể được cứu.

Tuy nhiên, mọi việc chỉ sáng tỏ sau khi Liên Xô thừa nhận toàn bộ sự thật về cái chết của Laika cho truyền thông 9 ngày sau khi chú chó tan cùng Sputnik 2.

Xét ở góc độ khoa học, chuyến bay lịch sử của Laika đã mở đường cho những sứ mệnh không gian về sau do con người thực hiện. Laika chết nhưng chú lại tạo cơ hội cho các nhà khoa học Liên Xô nghiên cứu bước đầu về những phản ứng của sinh vật sống trong môi trường không gian.

Nhờ chú mà lịch sử mới có thể ghi lại sự kiện ngày 12/4/1961 huy hoàng ấy!

Bài viết sử dụng nguồn: Space, Smithsonianmag

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news