Không chỉ là thức uống có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.. nước mía còn cung cấp năng lượng cho cơ thể và cũng giúp ngăn ngừa nhiều bệnh tật.
Mía có tên khoa học Succharum officinarum L., thuộc họ lúa (Poaceae). Cây thảo cao. Thân đặc, cao từ 2-4m, chia thành nhiều đốt rõ, dài 2-5cm, đường kính 2-5cm, bên trong gần như có màu trắng, nhiều xơ, chứa nhiều nước, đường.
Trong cây mía, chủ yếu chứa đường saccaro, ngoài ra còn có các Carbonhydrat, nhiều acid amin, đặc biệt là nhiều acid amin cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra, trong nước mía còn chứa vitamin B1, B2, B6, C, Các muối vô cơ như Calci, Phospho, sắt... và các acid hữu cơ cần thiết cho sức khỏe của bạn.
Theo y học cổ truyền, mía được gọi là cam giá, vu giá, thử giá, can giá..., vị ngọt, tính lạnh, vào được hai kinh vị và phế, có Công dụng thanh nhiệt trừ phiền, sinh tân nhuận táo, hòa trung hạ khí, lợi tiểu giải rượu, tiêu trừ mệt mỏi, trợ giúp tiêu hóa, thường được dùng để chữa các chứng trạng bệnh lý như môi khô miệng khát, tân dịch bất túc (bệnh lý sốt cao gây mất nước), tiểu tiện bất lợi, đại tiện táo kết, phản vị ẩu thổ (chứng nôn mửa, ăn vào thì bụng đầy trướng, sáng ăn chiều mửa, chiều ăn sáng mửa, mửa ra thức ăn không tiêu hóa), sốt cao phiền nhiệt...
Nước mía và những công dụng tuyệt vời không phải ai cũng biết |
Làm đẹp da, ngừa mụn
Các loại a-xít alpha hydroxy (AHA) trong mía mang lại rất nhiều lợi ích cho da, giúp duy trì một làn da khỏe đẹp. Chúng có công dụng ngăn ngừa mụn, làm giảm các nốt mụn sưng tấy, ngăn ngừa lão hóa, dưỡng ẩm cho da. Hãy thoa nước mía trên da rồi để khô hoặc hòa chúng vào các loại mặt nạ dưỡng da, kem tẩy tế bào chết và đắp lên mặt để làn da mịn màng và rạng rỡ hơn.
Nếu mắc chứng viêm da, nướng vỏ mía tím thành tro, nghiền thật vụn rồi trộn chung với dầu hạt mè, thoa lên da. Khi môi, miệng có kẽ nứt, dùng nước mía vừa thoa vừa uống.
Bạn cũng có thể lấy nước mía sạch thoa lên mí mắt trên và dưới hoặc dùng gạc sạch thấm nước mía đắp lên mắt giúp giảm mắt sưng đỏ, viêm mắt. Muốn ngừa nếp nhăn, trộn 2 muỗng cà phê nước mía với bột nghệ, thoa lên da nhiều lần trong tháng, mỗi lần khoảng 10 phút, rồi rửa sạch.
Cung cấp chất chống oxy hóa
Nước mía mà một nguồn rất giàu chất flavonoid và hợp chất phenolic. Flavonoid được biết đến như một chất kháng viêm, chống ung thư, chống oxy hóa, kháng virus và chống dị ứng cơ thể.
Vì vậy, khi tiếp xúc nhiều với nắng và cảm thấy mệt mỏi, hãy uống nước mía. Nó sẽ làm mát cơ thể ngay lập tức và tái tạo sinh lực của bạn. Dù nước mía có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng hãy chắn chắn rằng bạn uống nó từ một nơi sạch sẽ.
Móng tay chắc, khỏe
Nếu móng giòn và dễ gãy, đồng thời xuất hiện các nốt trắng trên móng, đây chính là lúc bạn cần uống nước mía nhiều hơn. Nước mía có chứa nhiều khoáng chất giúp mang lại độ sáng bóng cho móng tay mà không cần phải nhờ đến sự hỗ trợ của các loại nước sơn móng tay chứa nhiều hóa chất độc hại. Nguồn cung cấp chất chống oxy hóa: Nước mía là một nguồn rất giàu hợp chất flavonoid và phenolic. Flavonoid được biết đến với khả năng chống viêm, chống khối u, chống oxy hóa, kháng virus và lợi ích chống dị ứng cho cơ thể.
Chống mệt mỏi
Lượng đường glucose dồi dào trong nước mía giúp bổ sung nước, cung cấp năng lượng để cơ thể bớt mệt mỏi trước sự tấn công của nắng nóng. Do đó, thay vì uống nước tăng lực, bạn nên chọn nước mía.
Những lưu ý khi sử dụng nước mía:
Trao đổi với báo Sức khỏe và Đời sống, BS. Khánh Mai cho biết, mía và nước mía là đồ ăn thức uống rất tốt nhưng nếu để quá lâu hoặc bảo quản trong điều kiện không thích hợp thì rất dễ là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc. Vả lại, mía tính lạnh và hàm lượng đường rất cao nên những người tỳ vị hư yếu, hay đầy bụng đi lỏng và những người mắc bệnh tiểu đường không nên uống nước mía.
Những lưu ý cần biết khi dùng nước mía:
– Mía tính lạnh và hàm lượng đường rất cao nên những người tỳ vị hư yếu, hay đầy bụng đi lỏng không nên uống nước mía thường xuyên.
– Do lượng đường nhiều nên nếu dùng quá nhiều nước mía sẽ dẫn tới béo phì vì cơ thể thừa năng lượng.
– Lưu ý cẩn trọng với nước mía ngoài hàng vì nó có thể bị mất vệ sinh, thêm đường hóa học hoặc bảo quản sai cách gây hại cho sức khỏe của bạn.
Có thể bạn quan tâm:
Cách làm sữa đậu nành đơn giản bằng máy xay sinh tố
Bảo An (tổng hợp)