Tin mới

Câu chuyện thành công của Tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Thứ hai, 08/09/2014, 10:03 (GMT+7)

Ông Phạm Nhật Vượng hiện đang là vị doanh nhân – đại gia được ngưỡng mộ nhất Ông được xem là vị tỷ phú đô la Mỹ đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam từ ngày 7/ 3/2011 với giá trị tổng tài sản lên đến khoảng 21.200 tỷ đồng Việt Nam

Ông Phạm Nhật Vượng hiện đang là vị doanh nhân – đại gia được ngưỡng mộ nhất Ông được xem là vị tỷ phú đô la Mỹ đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam từ ngày 7/ 3/2011 với giá trị tổng tài sản lên đến khoảng 21.200 tỷ đồng Việt Nam

 

Phạm Nhật Vượng

Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup

Sinh năm: 1968

Nơi ở:   Hà Nội

Lĩnh vực kinh doanh:

-         Sản xuất, kinh doanh mì ăn liền (2009 trở về trước)

-        Bất động sản

 Câu chuyện của vị đại tỉ phú bắt đầu khi ông là một chàng sinh viên du học tại Nga.

 

Ông vua mì Việt tại Ukraina

Phạm Nhật Vượng sinh ra và lớn lên tại Hà Nội sau khi tốt nghiệp phổ thông, nhờ những thành tích học tập xuất sắc, đã được chọn sang du học ở Moskva (Nga) tại Trường Mỏ địa chất và theo học ngành kinh tế địa chất. Sau khi tốt nghiệp, ông chuyển tới Ukraine.

Đây cũng là lúc bắt đầu câu chuyện khởi nghiệp mỳ gói huyền thoại của Phạm Nhật Vượng.

Vay mượn được số tiền trị giá khoảng 10.000 USD với lãi suất 8% mỗi tháng, ông mở một nhà hàng tại Kharkov mang tên Thăng Long. Số vốn này sau vài năm ông mới trả hết.

Sau đó, ông về Việt Nam mua một dây chuyền mỳ ăn liền hai vắt thô sơ, quay tay đưa sang Ukraine và bắt đầu sản xuất mỳ ăn liền hiệu Miniva, bán cho dân bản địa – tại thời điểm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nước Nga rơi vào vòng xoáy lộn xộn và trở nên kiệt quệ của giai đoạn tư bản hóa dưới thời Yeltsin.

Trong mấy năm liên tiếp, Technocom nhập dây chuyền mỳ ăn liền từ Việt Nam và Đài Loan, liên tục mở nhà máy mới mà không đủ sản phẩm để bán. Thời điểm rất thuận lợi, người dân Ukraine đói, nhiều cửa hàng thiếu vắng sản phẩm đến mức mượn thêm những thùng Minavi rỗng để trưng trên kệ cho hấp dẫn.

Sau mỳ ăn liền, Technocom sản xuất bột canh và bằng các chiêu tiếp thị mới lạ với người bản địa đã thuyết phục được những bà nội trợ Ukraine. Sản lượng tăng mạnh, muối thậm chí được chở về bằng tàu thay cho xe tải để giảm chi phí.

May mắn mỉm cười khi ông vay được nguồn vốn dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ từ ngân hàng Tái cấu trúc Châu Âu, với lãi suất 12%/năm. Nhờ nguồn vốn này, Technocom có cơ sở để đẩy mạnh sản xuất mỳ ăn liền và bột canh, để trở thành ông vua thực phẩm ăn nhanh của Ukraine.

Cũng trong giai đoạn này, Technocom hỗ trợ xây dựng một trung tâm thương mại lớn của người Việt , quy tụ vài ngàn người Việt đổ về sinh sống tại Kharkov.

Đổ tiền về Việt Nam, trở thành đại gia bất động sản hàng đầu

Năm 2001, ông Phạm Nhật Vượng quyết định đầu tư về Việt Nam. Địa điểm ông chọn là  Nha Trang, nơi chưa có nhiều nhà đầu tư. Tại đây,  ông được các quan chức địa phương chào đón như nhà đầu tư nước ngoài.

Ông quyết định “đổ tiền”, biến biến Hòn Tre thành khu nghỉ dưỡng cao cấp Vinpearl  Land. Tiếp đó, ông xây đường cáp treo vượt biển để nối Vinpearl với đất liền. Vinpearl hiện là một trong những sản phẩm hàng đầu của Vingroup.

Thời điểm này, ông vừa là sáng lập viên, vừa là thành viên Hội đồng quản trị Vinpearl Land (VPL) và Công ty cổ phần Vincom (VIC).

Năm 2009, ông quyết định bán Technocom cho Nestle. Vào thời điểm bán, Technocom có doanh số hàng năm là 150 triệu USD và tỷ suất lợi nhuận lên tới 40-50%. Khoản tiền mặt khổng lồ không được tiết lộ, nhưng đây chắc chắn là một nguồn vốn quan trọng, tạo đà giúp ông đưa Vingroup trở thành một “đế chế” bất động sản cao cấp hàng đầu Việt Nam.

Cũng trong năm này, Tập đoàn Technocom đổi tên thành Tập đoàn Vingroup (tên đầy đủ là: Tập đoàn Đầu tư Việt Nam), chuyển trụ sở từ Kharkov (Ukraina) về Hà Nội.

Tại đây, ông tiếp tục được mời đầu tư vào khu đất 183 ha ở Sài Đồng, Hà Nội, nay là dự án Vincom Village cùng tập đoàn Hanel, sau khi tập đoàn Berjaya của tỷ phú Vincent Tan (Malaysia) khói khỏi vào năm 2008. Dự an Vinpearl Đà Nẵng mua lại từ một nhà đầu tư Ả rập với mức 3 triệu USD (kể cả tiền chi môi giới), thấp hơn nhiều so với số vốn đầu tư trên sổ sách 18 triệu USD của người bán. Dự án Vincom A, theo ông Vượng, là món "bia kèm mồi" mà TP.HCM ép nhận sau khi duyệt cho phép Vingroup phát triển trên mảnh đất công viên Chi Lăng (nay là Vincom B).

Vincom chi khoảng 2 ngàn tỷ đồng vào năm 2008 cho chi phí giải tỏa trung tâm Eden (tương đương 100 triệu USD), cao gấp đôi so với cho phí dự tính của Saigon Tourist trước đó. Giá đền bù mỗi m2 trải từ mức 45 triệu đồng (cho các diện tích trên tầng cao) đến khoảng 300 triệu đồng (20 cây vàng vào thời điểm đó cho các diện tích tầng trệt).

Năm 2006, ông đã bán tháp A Vincom tại 191 Bà Triệu cho ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam (BIDV). Cuối năm 2011, ông lại bán tháp B Vincom cho ngân hàng cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) và chuyển toàn bộ trụ sở văn phòng Tập đoàn và các đơn vị thành viên tại Hà Nội về Khu đô thị sinh thái Vincom Village tại Sài Đồng - quận Long Biên vào đầu tháng 1/2012.

Tháng 7/2014, tạp chí Forbes của Mỹ công bố danh sách bình chọn những người giàu nhất thế giới năm 2014. Ông Phạm Nhật Vượng tiếp tục là tỷ phú duy nhất của Việt Nam lọt vào danh sách này. Theo Forbes, tổng tài sản của ông Phạm Nhật Vượng tính đến tháng 3/2014 là 1,6 tỷ USD và xếp thứ 1.092 trong danh sách.

Nam Nam/Người đưa tin

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news