Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Geoscience cho biết hồ chứa nước khổng lồ này nằm trong vùng chuyển tiếp giữa lớp phủ trên và dưới của Trái đất, ở độ sâu từ 410-660km. Các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận đây là đại dương thứ 6 của Trái đất khi nghiên cứu một viên kim cương Botswana quý hiếm có thành phần hóa học được hình thành ở độ sâu 660km trong điều kiện rất nhiều nước.
Kim cương tự nhiên thường được hình thành trong lớp phủ có độ sâu từ 150-250km, nhưng một số ít có thể ở sâu hơn nhiều. Tuy nhiên, nước không bắn ra xung quanh như ở bề mặt Trái đất mà bị "nhốt" trong các khoáng chất ở đó, khiến vùng này sũng nước.
"Điều này đưa chúng ta tiến gần một bước đến ý tưởng của Jules Verne về một đại dương bên trong Trái đất", Giáo sư Frank Brenker đến từ Viện Khoa học Địa chất tại ĐH Goethe ở Frankfurt cho biết.
Ngoài việc không được nhìn thấy hoặc cảm nhận trong "đại dương" này, nước chỉ hiện diện trong khoáng chất có tên ringwodite có mặt ở vùng chuyển tiếp.
Làm thế nào các nhà khoa học phát hiện ra những điều này chỉ dựa vào một viên kim cương? Rất đơn giản, viên kim cương Botswana có "bao thể", hay còn gọi là túi ringwodite, một vết nứt khiến nó trở nên kém giá trị ở các tiệm kim hoàn nhưng lại vô giá trong phòng thí nghiệm.
Nghiên cứu đã xác nhận lý thuyết nước đi kèm các phiến đá phụ vào vùng chuyển tiếp. Điều này nghĩ là chu kỳ nước trên hành tinh của chúng ta có cả phần bên trong Trái đất.
Vậy thì sẽ có bao nhiêu nước trong vùng chuyển tiếp? Về mặt lý thuyết, vùng chuyển tiếp có thể hấp thụ lượng nước gấp 6 lần lượng nước trong đại dương của chúng ta.
"Vì vậy, chúng tôi biết rằng lớp ranh giới có khả năng lưu trữ nước rất lớn. Tuy nhiên, chúng tôi không biết liệu nó có thực sự diễn ra như vậy không", ông Brenker nói.
(Theo Indiatimes)