Một loài bò sát ăn thịt 150 triệu năm tuổi dài hơn 6m, được phát hiện ở bán đảo Nam Cực, trong khu cổ sinh vật mới nằm cách căn cứ Marambio 113 km về phía tây nam.
Nam Cực trong quá khứ xa xôi, rất khác biệt so với ngày nay. Mặc dù Nam Cực ngày nay được bao phủ bằng tuyết và băng đá, nhưng hàng triệu năm trước đây, nơi đây đã ấm áp, cho sự sống sinh sôi.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra hóa thạch còn lại của một loài bò sát ăn thịt sống ở Nam Cực cách đây 150 triệu năm. Nó là con khủng long plesiosaur dài hơn 6m.
Luều trại của các nhà nghiên cứu trong khu cổ sinh vật mới ở Nam Cực.
Phát hiện này có tầm quan trọng lớn vì nó là hồ sơ đầu tiên về một loài sinh vật Kỷ Jura ở Nam Cực.
Phần hóa thạch còn lại được các nhà cổ sinh vật học thuộc Đại học La Matanza (Argentina) phát hiện trên bán đảo Nam Cực, trong khu cổ sinh vật mới nằm cách căn cứ Marambio 113 km về phía tây nam.
Nhà cổ sinh vật học José Patricio O'Gorman thuộc cơ quan Museo de la Plata (MLP) và CONICET, nói rằng sinh vật này 80 triệu năm tuổi – cổ xưa hơn lịch sử Nam Cực.
Các nhà nghiên cứu làm việc rong khu cổ sinh vật mới nằm cách căn cứ Marambio 113 km về phía tây nam.
"Đó là chiến dịch cổ sinh vật đầu tiên mà chúng tôi thực hiện trong phần đất lộ thiên, như đóng băng như biển đóng băng được bảo tồn qua 150 triệu năm tuổi trong một khu bảo tồn tuyệt vời".
Tiến sĩ Soledad Gouiric Cavalli chuyên nghiên cứu các sinh vật Kỷ Jura cho rằng họ đã tìm thấy sự đa dạng của cá, một số loài nhuyễn thể, nhưng chúng tôi không ngờ lại thấy con khủng long plesiosaurus của thời cổ đại như vậy.
Nhà nghiên cứu giải thích: "Phát hiện này khá dị thường vì khu vực này không có loại đá ở nơi thấy các vật liệu được bảo quản ba chiều, giống như các đốt sống của loài bò sát biển".
Chỉ mất 2 giờ bay bằng máy bay trực thăng từ căn cứ Marambio sẽ đến khu vực khám phá ra hóa thạch, vì vậy các nhà nghiên cứu nhấn mạnh đến khâu hậu cần tuyệt vời của Viện Nam Cực Argentina (IAA).
Tiến sĩ Marcelo Reguero đã chỉ ra rằng: "Những trầm tích phong phú và độc đáo này trong động vật có xương sống biển Kỷ Jura trong thời kỳ nam Cực là một phần của lục địa Gondwana và gần Australia, New Zealand, Ấn Độ, Madagascar, châu Phi và Nam Mỹ."
Nhiệt độ của biển 150 triệu năm trước cao hơn nhiều và bản đồ thế giới rất khác ngày nay.
Theo Tiến sĩ José O'Gorman, loài plesiosaurus ngoài là sinh vật đầu tiên thuộc loại Kỷ Jura ở Nam Cực, còn là bằng chứng về khả năng các loài bò sát này đi qua lại châu Phi và Nam Cực, nghĩa là đã từng tồn tại một lối đi mà hiện tại đã cách biệt.
Nguồn bài và ảnh: Ancient Code