Tin mới

Phát hiện một nơi nóng như hỏa ngục, phải đóng tuyết để tạo thành kem chống nắng

Thứ tư, 30/06/2021, 11:18 (GMT+7)

Sử dụng kính viễn vọng Hubble, các nhà thiên văn học của NASA đã phát hiện ra một hành tinh ngoại bên ngoài hệ Mặt trời có nhiệt độ lên đến 2.750 độ C.

Kính viễn vọng Hubble của NASA đã phát hiện một hành tinh cực nóng bên ngoài hệ Mặt trời, tới nỗi nó phải "đóng tuyết" để tạo thành một lớp kem chống nắng bao phủ bề mặt. Nếu loài người có thể đặt chân lên ngoại hành tinh có tên Kepler-13Ab này, họ cần phải mang theo kem chống nắng bởi ở phía bán cầu ngày bởi nơi này nóng tựa chảo lửa, luôn đối mặt với ngôi sao chủ của mình.

Bán cầu ngày của hành tinh này lúc nào cũng hướng về ngôi sao chủ nên cực kỳ nóng. Ảnh: NASA
Bán cầu ngày của hành tinh này lúc nào cũng hướng về ngôi sao chủ nên cực kỳ nóng. Ảnh: NASA

Hành tinh địa ngục này chịu ảnh hưởng của khóa thủy triều với ngôi sao chủ là sao Kepler-13A (sao Mộc nóng). Điều đó nghĩa là bán cầu ngày của nó luôn hướng về ngôi sao chủ có nhiệt độ tển 2.750 độ C. Nửa còn lại là bán cầu đêm sẽ chìm trong đêm tối vĩnh hằng và liên tục có mưa oxit titan.

Thông qua kính Hubble, các nhà thiên văn học cho rằng những cơn gió mạnh mang khí oxit titan đi xung quanh vào ban đêm. Khi đó, nhiệt độ giảm nên khí sẽ ngưng tụ thành các mảnh tinh thể, tạo thành mây và kết tủa dưới dạng tuyết. Trọng lực của Kepler-13Ab lớn gấp 6 lần Sao Mộc kéo tuyết oxit titan ra khỏi tầng trên và giam nó ở tầng dưới của bầu khí quyển.

Khi quan sát, các nhà thiên văn phát hiện ra bầu khí quyển của hành tinh này càng lên cao càng mát, điều này đi ngược so với dự kiến ban đầu. Từ đó, họ kết luận một dạng khí hấp thụ ánh sáng của oxit titan đã bị loại khỏi bầu khí quyển. Đây là lần đầu tiên các nhà thiên văn phát hiện ra quá trình kết tủa oxit titan (hay còn gọi là bẫy lạnh) trên một ngoại hành tinh.

Nếu không có oxit titan hấp thụ ánh sáng chiếu vào ban ngày, nhiệt độ khí quyển sẽ lạnh hơn ở trên cao. Thông thường, oxit titan trong bầu khí quyển của sao Mộc nóng hấp thụ ánh sáng và chiếu xạ lại thành nhiệt, làm cho khí quyển ở trên cao sẽ ấm hơn.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news