Theo khung tiền lương cơ bản của phi công Vietnam Airlines, áp dụng từ ngày 1/1/2015, mức lương của một cơ trưởng người Việt Nam lái tàu bay A321 có bậc cao nhất thưởng lương 92 triệu đồng/ tháng (trước thuế), cơ trưởng bậc cao nhất lái B777, B787, A330, A350 hưởng mức lương 102 triệu đồng/ tháng (trước thuế).
Theo tin tức báo Người Lao Động đưa tin, Vietnam Airlines cho biết, từ ngày 10-1, Tổng công ty đã trả lương mới cho phi công. Bảng lương mới có hiệu lực từ ngày 1-1-2015.
Cụ thể, mức lương chuyên doanh của cơ trưởng người Việt Nam lái máy bay A321 có bậc cao nhất là 92 triệu đồng/tháng, cơ trưởng bậc cao nhất lái B777, B787, A330, A350 hưởng mức lương 102 triệu đồng/tháng. Các mức lương này đều là mức trước thuế.
Đối với phi công thuộc về chức danh Giáo viên kiểm tra năng định (TRE), mức lương cao nhất được hưởng là 132 triệu đồng/tháng tương ứng với các loại máy bay B777, A330 và cả 2 loại máy bay thế hệ mới chuẩn bị đưa vào khai thác là B787 và A350. Đối với máy bay A321 là 122 triệu đồng/tháng, và ATR72/F70 là 109 triệu đồng/tháng.
Phi công Vietnam Airlines nhận lương mới?
Nguồn tin này cũng cho hay, thu nhập hàng tháng của phi công gồm 3 phần: Lương chuyên doanh, lương năng suất (tính theo giờ bay) và phụ cấp lưu trú. Trong đó, lương năng suất của mỗi phi công rất cao, còn tiền lưu trú tính theo thị trường, có thể lên đến cả nghìn USD/ tháng.
Trước đó, sau khi nhiều nhân viên kỹ thuật cao của Vietnam Airlines xin nghỉ việc để chuyển đối nhà khai thác, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng đã chỉ thị yêu cầu tạm thời chưa chấp thuận việc chuyển đổi nhà khai thác đối với lao động kỹ thuật cao của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (VNA).
Bộ trưởng Bộ GTVT đã yêu cầu VNA rà soát, thực hiện chế độ tiền lương để tăng thu nhập cho lực lượng lao động kỹ thuật cao, cùng các chế độ đãi ngộ khác. Việc này phải hoàn thành trong quý I năm 2015.
Về sự chênh lệch giữa lương phi công "nội" và phi công "ngoại", lãnh đạo Vietnam Airlines cho biết trên Một Thế Giới là do "thuê phi công nước ngoài, không tốn chi phí đào tạo".
Nguồn tin này cũng cho hay, chi phí đào tạo một phi công căn bản được biết lên đến 2,5 tỉ đồng, sau đó, người phi công này còn phải bay thực tế nhiều ngàn giờ nữa mới có thể trở thành cơ phó hay cơ trưởng, trong đó có một thời gian đi học ở nước ngoài. Chưa kể trong quá trình làm việc, Vietnam Airlines còn phải tổ chức các khóa học đào tạo tiếp theo để phân cấp và chuyển loại phi công.
Hiện Vietnam Airlines là hãng hàng không duy nhất tại VN có khả năng tự đào tạo một phần về nghiệp vụ cho phi công và học phải chi những khoản đầu tư đào tạo rất lớn để chủ động được nguồn nhân lực cấp cao.
Theo Chính sách của Vietnam Airlines, trước khi đào tạo cơ bản (bằng kinh phí của tổng công ty), phi công cần phải ký hợp đồng đào tạo , cam kết sau khi kết thúc khóa học thành công, phi công sẽ phải ký hợp đồng lao động, làm việc cho Vietnam Airlines trong 15 năm.
H.Nguyên (tổng hợp)