Mặc dù đã nhiều lần cố gắng kéo con cá mặt trăng khổng lồ vào bờ nhưng do sóng đánh liên tục nên nó lại bị đẩy ra xa.
Con cá mặt trăng hay còn gọi là cá mặt trời, cá thái dương khổng lồ này đã được các ngư dân tìm thấy sau khi nó tự trôi dạt vào bờ biển ở Palu, trung tâm Sulawesi, Indonesia. Con cá mặt trăng khổng lồ có chiều dài 1,83m và trọng lượng 1,5 tấn được tìm thấy trong tình trạng sức khỏe nguy kịch. Tuy nhiên, các ngư dân cho biết, họ không sử dụng các biện pháp nguy hiểm để đánh bắt con cá khổng lồ này.
con "quái vật khổng lồ" đã chết do không được cứu chữa kịp thời |
Được biết, con cá mặt trăng còn có tên gọi khac là Mola Mola và tên khoa học là Tetraodon Mola. Đây là loài cá biển cỡ lớn có màu sắc sặc sỡ và thân ngắn sống ngoài đại dương, thường lặn xuống dưới vùng nước sâu, nơi nhiệt độ rất thấp. Cá mặt trăng sống ở tầng mặt, tự sưởi não và mắt ấm hơn so với nhiệt độ nước biển nơi chúng sống.Loài cá có xương lớn nhất thế giới này có thể đạt chiều cao tối đa là 4,3m, bề ngang tối đa là 3m.
Đối với những người dân sinh sống bằng nghề lênh đênh trên sông nước, bắt được mẻ cá khổng lồ đã là một ước mơ lớn. Thế nhưng, những ngư dân Indonesia không chỉ may mắn bắt được một con cá mặt trăng có kích thước khổng lồ mà còn là một trong những loài cá cực kỳ hiếm của thế giới đại dương.
Vũ Đậu (Tổng hợp)