Sự bùng nổ các cuộc không kích của Nga tại Trung Đông dường như đã gây ấn tượng với người dân Mỹ như những "làn sóng gây nổ", trở thành một loại bom tâm lý ở phương Tây. Cho tới nay vẫn chưa có phản ứng đối với nước Nga kể từ khi tàu vũ trụ Sputnik 1 và Yuri Gagarin được đưa vào không gian, nhà báo Nga Vladimir Soloviev tuyên bố
Sự trỗi dậy của quân đội Nga đang gây ngỡ ngàng cho Mỹ và phương Tây. Ảnh: Sputnik |
Thời gian để nói về những kẻ khủng bố râu xồm đã qua đi, giờ đây, mọi người nói về những phi công Nga. Thay vì xem những video tuyên truyền của IS, mọi người bây giờ xem clip ghi lại cảnh các cuộc không kích của Nga chống lại nhóm khủng bố này ở Syria.
Ý kiến của công chúng là một chất dễ bay hơi và bây giờ, "chất" này đang hướng tới những người hùng mới. Đó là điều mà cuối cùng, Washington cũng nhận thấy, Vladimir Soloviev viết.
Nhà báo Nga giải thích tình trạng ngày càng bất ổn trên biển không chỉ do sự lớn mạnh của quân đội và binh lính Nga mà còn do hiệu quả thực sự mà quân đội Nga có được.
Ben Hodges, chỉ huy lực lượng Quân đội Mỹ tại châu Âu đã gợi lên nỗi sợ hãi chung đối với người phương Tây, đó là ông đã sốc trước khả năng triển khai quân đội tới Trung Đông của Nga trong một khoảng thời gian rất ngắn. Ông đã bị lúng túng khi phát hiện ra điều này, Soloviev ghi nhận.
Nhưng nếu quân đội luôn thể hiện một cách điềm đạm thì truyền thông lại không vậy, nhà báo Nga chỉ ra. Ví dụ, một nhà báo người Italia đã có bài viết với tựa đề "Người Nga quá mạnh". Nói ngắn gọn, tác giả đã khẳng định "sự bùng nổ các cuộc không kích của Nga tại Syria đã gây chấn động người dân Mỹ", đề cập tới phản ứng kích động của họ khi Nga phát động chiến dịch. Đó là một loại "bom tâm lý", ông Soloviev nhấn mạnh.
Tại thời điểm này, lính Mỹ đột nhiên không còn là biểu tượng của xa cách với "những năng lực của quỷ" nữa. Quân đội Nga nhanh chóng chuyển từ kẻ xâm lược tiềm ẩn thành những chiến binh chống lại khủng bố và cực đoan. Không ai còn sử dụng thuật ngữ "người xanh tí hon" (chỉ quân đội Nga) dể dọa trẻ con nữa bởi giờ đây, tất cả những đứa trẻ đang dùng những món đồ chơi lấy họ làm hình mẫu, ông Soloviev tin vậy.
Tuy nhiên, theo Soloviev, sự mất "uy tín của nước Mỹ" không phải là điều tồi tệ nhất. Mỹ đang ngày càng báo động không phải ở sự giảm sút uy tín mà ở thực tế họ bỏ qua quá trình này. Washington đang tham gia vào một trò chơi và đánh mất chính mình.
Bảo Linh (theo Sputnik)