Tin mới

Quấy rối tàu chở khí tài, Nga khiến Mỹ lộ điểm yếu nghiêm trọng

Chủ nhật, 02/07/2017, 19:05 (GMT+7)

Theo một số chuyên gia, việc Nga quấy rối tàu Green Ridge cho thấy một điểm yếu nghiêm trọng trong khả năng triển khai lực lượng của Mỹ tại Baltic.

Theo một số chuyên gia, việc Nga quấy rối tàu Green Ridge cho thấy một điểm yếu nghiêm trọng trong khả năng triển khai lực lượng của Mỹ tại Baltic.

Trang mạng Defense News dẫn một nguồn tin cho biết, ít nhất 1 tàu hải quân và một số (chưa xác định) trực thăng đã có hành vi "quấy rối" tàu hàng M/V Green Ridge treo cờ Mỹ hồi cuối tháng 5 vừa qua, làm nổi cộm nguy cơ tiềm tàng đối với Mỹ trong việc di chuyển thiết bị quân sự hạng nặng tới khu vực Baltic

Khi đó, tàu Green Ridge đang chở theo thiết bị quân sự tới Lithuania phục vụ cuộc tập trận Saber Strike 2017 của các lực lượng Mỹ-NATO (Xem chi tiết tại đây).

Theo biên bản trường trình từ phía tàu Green Ridge thì vụ việc xảy ra gần vùng biển của Nga.

Ông James Stavridis - Đô đốc Hải quân Mỹ về hưu - nhận định, việc một tàu treo cờ Mỹ bị chặn gần vùng biển của Nga là sự vụ tiếp theo cho thấy chuỗi hành động "hung hăng" của Nga đối với các đơn vị quân sự của Mỹ và NATO trong những năm gần đây đang gia tăng.

"Nếu các báo cáo trên là đúng thì đây sẽ là miếng ghép tiếp theo trong chuỗi hành động quấy rối của máy bay và tàu hải quân Nga. Những hành động thế này đang gia tăng trong 3 năm qua", ông Stavridis nói, "tuy nhiên, chi tiết mới lần này là vụ việc xảy ra với 1 tàu hàng treo cờ Mỹ".

Ông Stavridis đánh giá các hành động của phía Nga là "nguy hiểm và không chấp nhận được".

Quấy rối tàu chở khí tài, Nga khiến Mỹ lộ điểm yếu nghiêm trọng - Ảnh 1.

Tàu chở hàng Green Ridge. Nguồn: Vessel Tracker.

Mỹ lộ điểm yếu nghiêm trọng

Giữa bối cảnh căng thẳng đang leo thang trong khu vực sau khi Nga can thiệp vào Ukraine và tiến hành chiến dịch quân sự tại Syria, các chuyên gia nhận định, vụ việc lần này đã làm nổi cộm lên một vấn đề, đó là cam kết của Mỹ trong việc bảo vệ châu Âu đang phụ thuộc rất nhiều vào công tác vận tải bằng tàu thuyền.

Điều này có thể lý giải tại sao Nga lại phải tìm cách hăm dọa một con tàu không được vũ trang như vậy.

Theo một số chuyên gia, việc Nga quấy rối tàu Green Ridge cho thấy một điểm yếu nghiêm trọng trong khả năng triển khai lực lượng của Mỹ tại Baltic.

"Mỹ không thể hỗ trợ lực lượng vũ trang triển khai tới bất cứ nơi nào trên thế giới mà không phụ thuộc phần nào vào các công ty tàu thương mại tư nhân", ông Dan Goure, một cựu quan chức dưới thời cựu Tổng thống George W. Bush, đồng thời là chuyên gia phân tích tại công ty tư vấn Lexington ở Virginia nhận định.

"Nga có thể tìm cách gây khó khăn cho những công ty đó, để rồi họ quyết định rằng 'chúng tôi sẽ không làm nữa, quá phiền phức' thì khi ấy Mỹ sẽ gặp phải vấn đề lớn" - ông Goure nói tiếp - "Vì thế, vụ việc lần này có thể là hành vi hăm dọa, nhưng là hăm dọa có chủ đích".

Jerry Hendrix, chuyên gia phân tích tại Trung tâm an ninh Mỹ mới (CNAS) thì cho rằng vấn đề trên cũng có phần liên quan tới cuộc tranh cãi trong nội bộ Hải quân Mỹ hiện nay về dự án khinh hạm mới. Trước đó, các khinh hạm truyền thống được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ chống ngầm và hộ tống.

"Đây là một tín hiệu mang tính công kích đối với toàn bộ cấu trúc của liên minh", ông Hendrix nói, "NATO hiểu rõ việc vận chuyển bằng tàu thuyền đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với khả năng phòng thủ của mình và hành vi đe dọa cấu trúc ấy đã cho NATO thấy rằng Nga có thể nhằm vào đó".

Trong bản báo cáo gần đây về eo biển Greenland-Iceland-Anh, một tuyến vận hành tàu ngầm lớn đối với Nga, ông Hendrix và chuyên gia phân tích Julianne Smith (cũng thuộc CNAS) đã nhấn mạnh rằng:

Tình trạng thiếu hụt khinh hạm, cũng như giảm số lượng tàu ngầm tấn công sẽ là mối đe dọa đối với những tàu hộ tống đảm đương vai trò quan trọng khi xảy ra chiến tranh ở châu Âu.

"Các nước thành viên NATO tiếp giáp Đại Tây Dương hiện có rất ít khinh hạm (loại tàu mặt nước hàng đầu được thiết kế dành cho các hoạt động tác chiến chống ngầm) so với 20 năm trước", báo cáo viết "Nếu năm 1995, họ có khoảng 100 khinh hạm thì nay con số này chỉ còn 51".

"Tương tự, năm 1945, những quốc gia này có 145 tàu ngầm tấn công (được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ chống tàu mặt nước và chống ngầm" thì nay con số này đã giảm xuống mức rất thấp -84 tàu".

"Kết quả là, khả năng của NATO trong việc giám sát và theo dõi các mối đe dọa dưới mặt nước đã suy yếu nghiêm trọng ngay trong bối cảnh Nga đang tái thách thức các lợi ích của NATO tại Đại Tây Dương và Địa Trung Hải".

Tới năm 2015, Hải quân Mỹ mới loại biên khinh hạm cuối cùng thuộc lớp Oliver Hazard Perry, mặc dù mẫu tàu này đã suy yếu từ lâu, được sử dụng chủ yếu để duy trì sự hiện diện của Hải quân Mỹ và tiến hành các đợt tuần tra chống ma túy.

Hiện Hải quân Mỹ đang hoàn tất thiết kế khinh hạm mới với khả năng chống ngầm và phòng không. Dự kiến, các hãng sản xuất sẽ nhận được thư mời thầu chính thức vào cuối năm tài khóa.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news