Tin mới

Rực sáng hy vọng hồi sinh loài tê giác trắng mới tuyệt chủng

Thứ hai, 28/05/2018, 15:14 (GMT+7)

Sudan - chú tê giác trắng Bắc Phi đực cuối cùng đã qua đời từ hồi tháng 3/2018, khiến cả giống nòi của loài vật này đứng trước ngưỡng cửa tuyệt chủng. Nhưng theo một nghiên cứu mới đây, hy vọng lại một lần nữa bừng sáng.

Sudan - chú tê giác trắng Bắc Phi đực cuối cùng đã qua đời từ hồi tháng 3/2018, khiến cả giống nòi của loài vật này đứng trước ngưỡng cửa tuyệt chủng. Nhưng theo một nghiên cứu mới đây, hy vọng lại một lần nữa bừng sáng.

Cuối tháng 3/2018, cả thế giới phải rơi nước mắt trước thông tin Sudan - chú tê giác trắng Bắc Phi đực cuối cùng qua đời. Hiện tại, thế giới chỉ còn sót lại đúng 2 cá thể tê giác trắng, tất cả đều là giống cái, và là đều là hậu duệ của Sudan mà thôi.

Điều này có nghĩa tê giác trắng Bắc Phi là loài vật đối mặt với thảm cảnh tuyệt chủng một cách rõ ràng nhất, dù xét trên lý thuyết thì chưa đến lúc.

Rực sáng hy vọng hồi sinh loài tê giác trắng mới tuyệt chủng - Ảnh 1.

Sudan trong những ngày cuối đời

Còn nước còn tát, khoa học đã đầu tư và làm mọi thứ để đưa loài tê giác này trở lại. Và nay, hy vọng đã bừng sáng bằng một nghiên cứu mới về phương pháp sử dụng tế bào đông lạnh, mà cụ thể chính là tinh trùng của Sudan.

Trước kia, khoa học đã cho rằng phương pháp dùng tế bào đông lạnh có thể tạo ra một thế hệ tê giác "không thể sinh sản được", vì bộ gene để lại là quá giống nhau. Cụ thể, số gene tinh trùng được đông lạnh còn khá hạn chế, cộng thêm việc cá thể tê giác còn sót lại chính là hậu duệ của Sudan, gây ra nguy cơ thế hệ mới có khả năng thích ứng thấp và yếu hơn loài thực.

Rực sáng hy vọng hồi sinh loài tê giác trắng mới tuyệt chủng - Ảnh 2.

2 cô tê giác cái cuối cùng, nhưng đều là hậu duệ của Sudan

Trong di truyền học, hiện tượng này gọi là "thít cổ chai". Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy loài vật này có bộ gene đủ đa dạng để vượt qua trở ngại ấy.

Trên thực tế, họ hàng của loài tê giác này là tê giác trắng Nam Phi cũng từng rơi vào hoàn cảnh không kém phần bi kịch. Vào đầu thế kỷ 20, do nạn săn bắt quá mức mà cả thế giới chỉ còn sót lại 20 cá thể tê giác. Còn bây giờ, đó là 20.000 rồi.

Theo Tate Tunstall - tác giả nghiên cứu từ Viện bảo tồn vườn thú San Diego (Mỹ), loài tê giác Bắc Phi hoàn toàn có thể làm được điều tương tự, với phương pháp sử dụng tế bào đông lạnh.

Rực sáng hy vọng hồi sinh loài tê giác trắng mới tuyệt chủng - Ảnh 3.
 
"Tê giác Nam Phi cũng đã từng trải qua quá trình thít cổ chai, nhưng bây giờ thì là một trong những loài tê giác đông nhất. Điều này cho thấy phương pháp tối ưu gene này có thể là một nền tảng phục hồi cho loài ở phương Bắc." - Tunstall cho biết.

Trong nghiên cứu mới, các chuyên gia đã thử nghiệm tính thực tế về phương pháp này trên loài tê giác phương Bắc. Họ đã mã hóa lại bộ gene của tê giác phương Bắc - với 8 mẫu gene khác nhau, rồi so sánh với loài phương Nam.

Kết quả, loài phương Nam hóa ra có họ hàng khá gần so với tê giác phương Bắc. Mà loài phương Nam hồi sinh được, chẳng lẽ phương Bắc lại không thể, khi bộ gene của chúng là gần giống nhau?

Tuy vậy, một số ý kiến vẫn cho rằng mọi nỗ lực hiện tại đã là quá muộn rồi.

"Cuộc chiến thực sự để giành lại quyền sống cho tê giác Bắc Phi là hồi phục lại môi trường sống của chúng. Nhưng kết quả đã ngã ngũ từ hàng thập kỷ trước, và chúng ta đã thua." - Jo Shaw, chuyên gia nghiên cứu về tê giác châu Phi của WWF cho biết.

Oct

Theo Helino/Trí Thức Trẻ

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news