Sao chổi C / 2017 K2 (PANSTARRS), gọi tắt là K2, cuối cùng cũng lao về phía Trái đất sau lần đầu tiên được Kính viễn vọng PanSTARRS phát hiện khoảng không bên ngoài hệ Mặt trời vào năm 2017. Vào thời điểm đó, K2 được coi là sao chổi hoạt động xa nhất từng được phát hiện. Tuy nhiên, vào năm ngoái, danh xưng này đã rơi vào tay sao chổi Bernardinelli-Bernstein. K2 sẽ áp sát hành tinh của chúng ta vào ngày 14/7, vượt qua quãng đường 168 triệu dặm (270 triệu km) từ Trái đất.
Những người đam mê thiên văn có thể xem trực tuyến đường đi của sao chổi bằng cách theo dõi webcast trực tiếp của Dự án Kính viễn vọng Ảo , bắt đầu lúc 6:15 chiều (22h15 giờ GMT) vào ngày 14/7, tức 5h15 phút sáng 15/7 giờ Việt Nam. Bạn cũng sẽ có thể xem trên Space.com, nhờ sự hỗ trợ của Dự án Kính viễn vọng Ảo.
Trong 5 năm qua, K2 đã liên tục di chuyển về phía Trái đất. Sao chổi, được tạo thành từ phần lớn là khí đông lạnh, đá và bụi, trở nên năng động khi chúng đến gần mặt trời. Hơi ấm của mặt trời làm nóng sao chổi rất nhanh, khiến băng rắn của nó chuyển thành khí (một quá trình được gọi là thăng hoa) và tạo thành một đám mây xung quanh sao chổi được gọi là đầu sao chổi.
Điều thú vị là K2 đã hoạt động khi nó được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2017 giữa quỹ đạo của Sao Thổ và Sao Thiên Vương , cách mặt trời khoảng 1,49 tỷ dặm (2,4 tỷ km), tức là xa hơn khoảng 16 lần so với khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời.
Những quan sát ban đầu cho thấy sao chổi có một hạt nhân lớn và một khối coma lớn. Trong khi Kính viễn vọng Canada – Pháp – Hawaii (CFHT) cho rằng hạt nhân của K2 có thể rộng từ 18-100 dặm (30-160 km), dữ liệu từ Kính viễn vọng Không gian Hubble cho thấy nó có thể chỉ rộng 11 dặm (18 km).
Do đó, lần tiếp cận này của sao chổi tạo cơ hội tốt cho các đài quan sát chuyên nghiệp đo lường xem hạt nhân của nó thực sự lớn đến mức nào. Người xem bình thường thì có thể tập trung vào vẻ đẹp của sao chổi khi nó di chuyển. Người xem webcast sẽ thấy một mảng sáng mờ, đó là coma bao quanh hạt nhân sao chổi.
Khi sao chổi tiếp tục tiến vào trong hệ mặt trời, nó cũng ngày càng sáng hơn. Theo EarthSky.org, trong lần tiếp cận gần nhất vào ngày 14/7, sao chổi dự kiến sẽ sáng tới 8 hoặc thậm chí 7 độ richter. K2 sẽ ở trong tầm nhìn của kính thiên văn trong suốt mùa hè trước khi tiến sát đến mặt trời vào ngày 19/12.
(Theo Space.com)
>> Xem thêm: Chiêm ngưỡng sao chổi sắp biến mất khỏi bầu trời Trái đất, gần 7.000 năm nữa mới tái xuất