Vào đầu thế kỷ 20, chứng cuồng loạn báo chí rất phổ biến. Ví dụ điển hình nhất chính là "Sự sợ hãi sao chổi lớn năm 1910" khiến người đổ xô đi mua "thuốc chống sao chổi", "ô chống sao chổi", mặt nạ phòng độc. Đối với nhiều người, những tờ báo đã thuyết phục họ là ngày tận thế đang đến gần.
Chỉ vì tin báo lá cải mà người ta phải đổ tiền cho những thứ điên rồ.
Khi đó, sao chổi Halley đang thực hiện chu kỳ quét qua Trái đất. Những tiến bộ công nghệ trong thiết bị khoa học cho phép các nhà thiên văn học nghiên cứu sao chổ và đuôi của nó nhiều hơn trước. Các quan sát cho thấy đuổi sao chổi có loại khí cực độc gọi là cyanogen. Họ xác định rằng Trái đất sẽ nhanh chóng đi qua đuôi sao chổi nhưng cũng nhanh chóng kết luận rằng điều này vô hại. Các nhà khoa học khẳng định hiệu ứng đáng chú ý duy nhất là Trái đất sẽ có hoàng hôn chói lọi hơn trong một khoảng thời gian.
Thế nhưng truyền thông lúc đó vì muốn bán được nhiều báo hơn nên đã không nhắc tới sự vô hại của sự kiện mà chỉ tập trung vào thực tế là Trái đất sẽ đi qua một loại khí cực độc. Điều này đã khiến cộng đồng cuồng loạn. Các nhà khoa học đã cố gắng trấn an họ rằng sẽ không có chuyện gì thảm khốc xảy ra. Tuy nhiên, hạt giống của sự cuồng loạt đã được gieo mầm, những kẻ cơ hội đã nhân lúc này để cho ra đời các sản phẩm như "thuốc chống sao chổi" và những chiếc ô đặc biệt để "bảo vệ" mọi người khỏi khí độc.
Vào thời điểm Trái đất đi qua đuôi sao chổi, mọi người đóng kín cửa, bít những vết nét trên tường bằng bất cứ thứ gì họ tìm thấy để ngăn không cho không khí lọt từ ngoài vào. Sự cuồng loạt của báo lá cải đang phát huy tác dụng.
Cuối cùng, Trái đất vẫn tồn tại mà không mất đi sinh mạng nào. Sự kiện trên vẫn là lời nhắc nhở rằng việc đưa tin chính xác trên phương tiện truyền thông là rất quan trọng.