Tin mới

Sát thủ diệt hạm của Trung Quốc có đe dọa nổi Hải quân Mỹ?

Thứ bảy, 05/09/2015, 06:00 (GMT+7)

Trong lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II, Trung Quốc đã "khoe" ra tên lửa đạn đạo chống hạm (ASBM) được mệnh danh là "sát thủ diệt hạm" DF-21. Vậy thì thứ vũ khí này có đe dọa nổi Mỹ hay bất cứ quốc gia châu Á nào?

Trong lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II, Trung Quốc đã "khoe" ra tên lửa đạn đạo chống hạm (ASBM) được mệnh danh là "sát thủ diệt hạm" DF-21D. Vậy thì thứ vũ khí này có đe dọa nổi Mỹ hay bất cứ quốc gia châu Á nào?

Dưới đây là bài viết của tác giả Harry J. Kazianis đăng trên The National Interest.

DF-21D được phóng đi từ bệ phóng di động, với nhiều khả năng dựa vào radar vượt quá đường chân trời, vệ tinh theo dõi và có thể là phương tiện bay không người lái để nhắm tới mục tiêu trên biển. Nó cũng kết hợp được với một đầu đạn cơ động (MaRV) để giúp tìm kiếm mục tiêu.

DF-21D sẽ là công cụ để tấn công tàu trên biển hoặc chống sự truy cập của tàu thuyền của đối thủ trong khu vực xung đột như ở biển Hoa Đông hoặc Biển Đông.

Trong một báo cáo vào tháng 8/2011, Bộ quốc phòng Đài Loan đã cảnh báo: "Một lượng nhỏ các tên lửa đã được sản xuất và triển khai vào năm 2010".

Vậy thì DF-21D có khả năng gì? Và nếu có khả năng đó, liệu các tàu Hải quân Mỹ có chống lại được không?

Tàu sân bay USS Kitty Hawk của Mỹ. Nguồn: Wiki/Hải quân Mỹ

Khả năng của DF-21D

Theo các tài liệu mã nguồn mở được cập nhật gần đây nhất, DF-21D thực sự đã được thử nghiệm. Tuy nhiên, nó vẫn chưa chống lại một mục tiêu bất hợp tác, trên biển.

Trong nghiên cứu của mình vào năm 2013, cộng tác viên thường xuyên của The National Interest, Andrew Erickson đã chỉ ra:

"Những thách thức và các cuộc thử nghiệm bổ sung vẫn cần trước khi DF-21D đạt tới khả năng toàn diện . Tuy nhiên, trong 2 năm qua, các quan chức cấp cao Mỹ và Đài Loan đã khẳng định một cách riêng rẽ là ASBM này đã được đưa vào khai thác. Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng hỗ trợ cơ bản đã đủ để cung cấp khả năng nhắm mục tiêu căn bản, chống lại các tàu sân bay Mỹ đang hoạt động tại Tây Thái Bình Dương".

Trong bài viết, Erickson cũng lưu ý:

"Mối đe dọa vật lý của ASBM đối với tàu Hải quân Mỹ sẽ được quyết định bởi sự phát triển của hệ thống xử lý thông tin và các khả năng có liên quan".

"Phần cứng" của thiết bị này tiếp tục được cải tiến đáng kể nhưng kích cỡ "phần mềm" hỗ trợ và kết nối nó vẫn còn chưa chắc chắn và chưa được kiểm tra trong chiến tranh.

Các thành phần của DF-21D đã được chứng minh qua nhiều cuộc thử nhưng khả năng dùng tên lửa này để chống lại các mục tiêu di động trên biển vẫn chưa được chứng minh.

Các công nghệ do thám, giám sát, tình báo, máy tính, truyền thông, kiểm soát và hỗ trợ chỉ huy (C4ISR) có lẽ vẫn còn tụt hậu so với yêu cầu để có thể xác định và theo dõi được một tàu sân bay của Mỹ trong thời gian thực, ở điều kiện thời chiến.

Tuy nhiên, việc cải thiện C4ISR là một ưu tiên lớn trong chương trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc".

Những phân tích trên được thực hiện vào năm 2013, vậy thì chúng ta có đủ lý do để tin rằng Trung Quốc đã làm việc tích cực để hoàn thiện vũ khí này.

Mỹ có thể chống lại DF-21D?

Tên lửa diệt hạm DF-21D. Nguồn: Báo Phương Đông, Trung Quốc


Chuyên gia quốc phòng Roger Cliff đã giải thích như sau:Giả sử DF-21D đã sẵn sàng tham chiến, vậy thì Mỹ liệu có chống lại được những tên lửa hùng mạnh này?

"Radar vượt quá đường chân trời được sử dụng để phát hiện tàu thuyền có thể bị làm kẹt, đánh lừa hoặc phá hủy. Vệ tinh có quỹ đạo dự đoán được cũng có thể bị vô hiệu hóa bằng khói hoặc bị lừa. Các bản cập nhật giữa hành trình có thể bị làm kẹt và khi tên lửa nhắm được đúng mục tiêu thì bộ phận dò tìm của nó có thể bị làm kẹt hoặc bị đánh lừa".

Ông Cliff đã chỉ ra rằng các tàu sân bay của Mỹ không có cơ chế phòng thủ. Tuy nhiên, cần nhớ các tàu sân bay Mỹ đã trở thành mục tiêu trong nhiều thập kỷ nay và các nhà hoạch định của Hải quân Mỹ cũng đã phải làm việc trong nhiều năm để giải quyết vấn đề này.

Blog Information Dissemination đã đưa ra lời giải thích cho thách thức của DF-21D:

"Các tàu chiến sẽ tiếp tục phải đối mặt với những mối đe dọa mới và đầy thử thách. Nếu 125 năm qua là sự chỉ dẫn thì các nhà thiết kế vũ khí hải quân cùng các nhà lý luận chiến thuật, tác chiến sẽ sẵn sàng để phát triển những hệ thống và biện pháp chiến thuật, tác chiến để đối phó với chúng.

DF-21D là một mối đe dọa mới nhưng không có khả năng trở thành sự bất ngờ mang tính chiến thuật, tác chiến (giống như chiến đấu cơ A6M Zero của Nhật Bản và Ngư lôi Type 93 Long Lance 24 cm) đối với Hải quân Mỹ.

Theo mã nguồn mở này, cho đến nay, DF-21D mới chỉ được thử nghiệm chống lại các mục tiêu cố định trên mặt đất mà chưa chống lại mục tiêu di chuyển lớn trên biển.

Mặc khác, Hải quân Mỹ đã nghiên cứu để chống lại mối đe dọa của tên lửa đạn đạo trong hơn 20 năm qua. Đây chắc chắn là lúc để phát triển khả năng chống lại DF-21 hiệu quả".

Bảo Linh (theo National Interest)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news