Tin mới

Sinh vật được coi là 'bất tử' của thế giới: Sống hàng chục năm không cần nước, thách thức cả phóng xạ, UV

Thứ sáu, 16/10/2020, 17:42 (GMT+7)

Một nghiên cứu mới phát hiện ra những con gấu nước nhỏ bé là sinh vật sống dai nhất thế giới. Chúng có thể sống sót sau bức xạ UV bằng cách phát sáng trong bóng tối.

Tardigrades (hay còn có tên gọi là lợn rêu, gấu nước) là những động vật sống dưới nước kỳ dị, siêu nhỏ và có khả năng sông sót trong môi trường khắc nghiệt. Chúng có thể chịu đựng được mức nhiệt 150 độ C trong không gian khô, lạnh và hồi sinh sau nhiều năm, chịu được áp suất gấp 6 lần so với áp xuất của rãnh Mariana.

Một nghiên cứu vào năm ngoái còn tiết lộ sinh vật nhỏ bé có khả năng phục hồi này thạm chí còn sống sót được sau lượng bức xạ hạt nhân tương đương với 25 giờ ở vùng đất số 0 của Chernobyl.

Mới đây, các nhà nghiên cứu Ấn Độ còn tìm thấy một chi mới, gọi là Paramacrobiotus, có thể sống sót sau khi tiếp xúc với tia UV ở mức độ diệt khuẩn. Nó thực hiện điều này bằng cách sử dụng một tấm chắn huỳnh quang, hấp thụ tia UV có hại và phát ra ánh sáng xanh vô hại.

Sinh vật sống dai nhất thế giới là những con gấu nước nhỏ bé. Ảnh: Biology Letters

"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các mẫu Paramacrobiotus để lộ ra huỳnh quang tự nhiên đưới tia UV, điều này giúp bảo vệ chúng trước liều bức xạ UV gây tử vong này", nhà hóa sinh Harikumar Suma và các đồng nghiệp viết.

Nhóm chuyên gia đến từ Viện Khoa học Ấn Độ giải thích sinh vật nhỏ bé này "có lẽ đã phát triển cơ chế huỳnh quang để chống lại tia UV cao ở miền nam Ấn Độ, nơi có mà chỉ số UV có thể lên đến 10. Liều UV tại địa điểm này (Bengaluru, Ấn Độ) vào một ngày hè điển hình là 4 kilojoules/m2".

Những con gấu nước mà nhóm nghiên cứu phân lập được từ một mẫu rêu mọc trên bức tường bê tông tại Bengaluru. Họ phát hiện ra khi cho Paramacrobiotus tiếp xúc với tia UV trong 15 phút (đủ để tiêu diệt các loài gấu nước khác), chi mới không chỉ sống sót mà còn phát ra ánh sáng màu xanh lam một cách đáng kinh ngạc. Sau vài ngày tiếp xúc với tia cực tím, một nửa số mẫu vật vẫn sống mặc dù đã tiêm liều lượng đủ để gây tử vong.

Gấu nước có khả năng chịu được nhiệt lên đến 150 độ C. Ảnh: Shutterstock

Nghiên cứu này cho thấy gấu nước có thể bảo vệ các cơ quan khác khỏi điều kiện khắc nghiệt, nhà sinh vật học Łukasz Kaczmarek nói với tờ Guardian. Tuy nhiên, ông nói thêm nhóm nghiên cứu chưa xác định được chất nào giúp loài này chống được tia UV. Có khả năng là các protein giúp chúng bảo vệ chứ không phải huỳnh quang.

Tardigrades, còn được gọi là gấu nước, được cho là loài động vật khó bị phân hủy nhất thế giới. Những sinh vật nhỏ, chia đốt này có nhiều dạng với hơn 900 loài. Chúng được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới, từ ngọn núi cao nhất cho đến đại dương sâu nhất.

Gấu nước có 8 chân (4 cặp) và mỗi chân có đến 8 móng vuốt, giống như của loài gấu. Khi đun sôi, đóng băng, làm khô, phơi nhiễm dưới phóng xạ, sinh vật dài 1mm này kiên cường tới mức 200 năm sau vẫn sống.

Gấu nước có thể sống ở nhiệt độ thấp tới -271 độ C, nhiệt độ cao tới 180 độ C, chịu được 5.700 gray phóng xạ (con người và hầu hết các loài động vật khác chỉ chịu được 10-20 gray).

Gấu nước đã tồn tại khoảng 530 triệu năm và tồn tại lâu hơn cả khủng long. Loài động vật này có thể sống hàng thập kỷ mà không cần nước và thậm chí tồn tại được trong không gian.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news