Tin mới

Số phận siêu tàu có biệt danh “Tai mắt” của Liên Xô

Thứ hai, 24/02/2014, 11:36 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Ural là một trong những\ndự án đóng tàu tham vọng nhất của Liên Xô trong chiến tranh lạnh. Chúng được\ncác chuyên gia quân sự ví như là “tai”, “mắt” trên biển của Liên Xô nhưng có\nmột kết cục không như mong đợi.

(Tinmoi.vn) Ural là một trong những dự án đóng tàu tham vọng nhất của Liên Xô trong chiến tranh lạnh. Chúng được các chuyên gia quân sự ví như là “tai”, “mắt” trên biển của Liên Xô nhưng có một kết cục không như mong đợi.

Số phận siêu tàu có biệt danh tai mắt của Liên Xô

Tàu Ural trong một lần ra khơi

Con tàu Ural (SSV -33) có trọng lượng 36 nghìn tấn, chiều dài 265 mét, chúng được ra đời vào năm 1989, thuộc biên chế của Hạm đội Thái Bình Dương. Ural được trang bị rất nhiều thiết bị điện tử tinh vi nhất thế giới vào thời điểm đó để có thể trinh sát, theo dõi, tiến hành các cuộc chiến tranh điện tử hay đóng vai trò là một trung tâm thông tin liên lạc di động trên biển của quân đội Liên Xô.

Tàu Ural được xây dựng trên cơ sở của một tàu tuần dương lớp Kirov trước đó, và được trang bị hai lò phản ứng hạt nhân với công suất 171 MW kết hợp với động cơ tuốc bin dầu. Chúng có thể tạo ra một công suất vô cùng mạnh mẽ lên tới 65500 mã lực để đảm bảo con tàu khổng lồ này có thể đạt vận tốc 21 hải lý/ giờ. Để duy trì hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ thì con tàu này cần đến 1000 sĩ quan và thủy thủ.

Các chuyên gia nhận định, Ural sở hữu khả năng số 1 thế giới trong lĩnh vực thu thập thông tin tình báo. Các thiết bị trinh sát trên tàu này có thể xác định và theo dõi đa mục tiêu từ trên không, trên đất liền, và các mối đe dọa dưới nước cũng như để theo dõi và phát hiện tên lửa đạn đạo trước khi họ tái nhập vào khí quyển, rồi nhanh chóng truyền các dữ liệu của mục tiêu về trung tâm chỉ huy theo thời gian thực. Những khả năng như vậy của Ural là độc nhất thế giới ở thời điểm đó.

Một số nguồn tin tức còn cho rằng, hệ thống tác chiến điện tử của tàu Ural có thể theo dõi toàn bộ Thái Bình Dương mà không cần phải ra khơi. Nhưng có một thực tế là kích cỡ và trọng lượng của Ural là quá lớn đến nỗi không một căn cứ Hải quân nào của Liên Xô trên Thái Bình Dương đủ điều kiện để nó neo đậu. Chính vì vậy chúng buộc phải thả neo ở gần bờ biển, rất bất tiện cho việc tiếp thế hậu cần, tiến hành bảo trì sửa chữa, v.v.

Ngoài ra, chi phí hoạt động cho tàu Ural là quá lớn, nên khi hoạt động không được bao lâu con tàu được chuyển đổi thành doanh trại nổi cho Hải quân trước khi chúng chính thức bị tháo dỡ các bộ phận vào năm 2001.

H.Y (Theo 3MV)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news