Theo tờ Jatim Times của Indonesia, cho đến ngày 23/2, đã có 6 nhân viên y tế của nước này qua đời vì dịch bệnh. Trong số đó, câu chuyện về bác sĩ Hadio Ali Khazatsin đã để lại nhiều tiếc thương cho Cộng đồng mạng.
Người dân Indonesia cũng vô cùng đau lòng trước sự ra đi của 6 bác sĩ ở tuyến đầu trong "trận chiến" với Covid-19, họ đã hy sinh cả tính mạng mình vì sức khỏe của người dân. Ảnh: Hiệp hội bác sĩ Indonesia (IDI)
Là một trong những bác sĩ giỏi nhất, đã và đang điều trị cho một số bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2 bệnh viện Premier Bintaro, nhưng thật nghiệt ngã, anh đã bị lây nhiễm và qua đời tại bệnh viện Hữu nghị Pers.
Một số cá nhân đã đăng tải hình ảnh và thông tin không chính xác về Hadio Ali, 1 trong 6 bác sĩ đã qua đời lên mạng xã hội với mục đích cá nhân.
Ngay sau đó, một bức ảnh được cho là của Hadio Ali Khazatsin về thăm gia đình lần cuối bất ngờ được đăng tải đã thu hút hàng trăm nghìn lượt chia sẻ trên mạng xã hội.
Hình ảnh về khoảnh khắc cuối cùng của bác sĩ Hadio Ali Khazatsin, người đã chết sau khi điều trị cho một bệnh nhân Covid-19 hóa ra là một trò lừa bịp.
"Hình ảnh vị bác sĩ trẻ đứng ở ngoài hàng rào căn nhà, đeo khẩu trang, đang đau đáu dõi mắt vào phía trong khiến nhiều người cảm thấy vô cùng xúc động. Đối diện anh, nhưng cách cả một khoảng sân lớn là 2 đứa con nhỏ. Chúng tỏ ra mừng rỡ khi đã rất lâu rồi mới gặp bố nhưng lại được yêu cầu không đến gần vì nguy cơ lây nhiễm.
Vợ bác sĩ Hadio Ali còn đang mang thai đứa con thứ 3 của họ. Anh vẫy tay với những người thân từ ngoài hàng rào, coi đó như lời tạm biệt cuối cùng.
Được biết, vị bác sĩ đã xin phép được trở về nhà vì quá nhớ gia đình nhỏ. Tuy nhiên, chỉ có thể nhìn mà không thể lại gần ôm, hôn, có cảnh li biệt nào lại đau lòng đến thế?".
Bức ảnh và câu chuyện đầy xúc động trên đã lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội, không chỉ ở Indonesia mà còn ở quốc gia khác với hàng chục ngàn lượt thích, chia sẻ.
Ahmad Effendy khẳng định rằng người đàn ông trong bức ảnh không phải là Hadio, mà là anh họ của anh ta.
Tuy nhiên, trang tin tức Suara (Indonesia) đã đăng tải bài đính chính rằng bức ảnh và câu chuyện không phản ánh đúng sự thật.
Chủ nhân của bức ảnh "rớt nước mắt" thực chất là anh Ahmad Effendy Zailanudin. Người đàn ông trong bức ảnh thực sự là một bác sĩ, nhưng ở Malaysia. Chủ nhân của bức ảnh là anh Ahmad Effendy Zailanudin.
Anh Ahmad Effendy cho biết anh đã đăng lên bức ảnh lên trang Facebook cá nhân vào ngày 21/3 lúc 20h34 (theo giờ Malaysia). Trong bài đăng của mình, Ahmad Effendy đã viết rằng người đàn ông trong bức ảnh là anh họ của anh. Anh ấy là bác sĩ và có liên quan đến việc xử lý đại dịch COVID-19 ở Malaysia.
Hiện tại, anh họ của anh Ahmad Effendy có sức khỏe tốt, không bị nhiễm COVID-19 và vẫn đang làm bác sĩ.