Tài nữ Trương Ái Linh là ai?
Trương Ái Linh (1920-1995) là một nữ nhà nổi tiếng của Trung Quốc vốn sinh ra trong một gia đình trâm anh thế phiệt.
Bà nội của Trương Ái Linh là con gái lớn của đại thần Lý Hồng Chương - người từng được Từ Hy Thái hậu và Hoàng đế Quang Tự trọng dụng trong trong triều đình Mãn Thanh.
Mẹ của nữ văn sĩ là Hoàng Tố Quỳnh cháu gái của Đề đốc Hoàng Dực Thăng. Ngay từ khi còn nhỏ, mẹ Trương Ái Linh đã định hướng cho bà tiếp xúc với nền văn minh phương Tây từ rất sớm.
Sau nhiều biến động của gia đình cũng như tình hình chính trị, Trương Ái Linh quyết định về nước.
Cũng từ đây cuộc đời bà rơi vào bi kịch khi kết hôn cùng người chồng đầu tiên là Hồ Lam Thành.
Bà được biết đến qua những tác phẩm nổi tiếng như: Sắc, Giới và Tình yêu khuynh thành...
Trương Ái Linh mang câu chữ để dệt nỗi buồn sau thẩm của đời vào những mẩu chuyện trong văn chương nên giọng văn của bà bao giờ cũng mang một màu sắc u uất và đau buồn.
Mối tình đầy bi ai với người đàn ông 'nhiều trái tim'
Trương Ái Linh và Hồ Lam Thành gặp nhau vào năm 1943 và kết hôn sau đó với một đám cưới nhỏ và giản dị.
Dường như những bi kịch xảy ra với Hoàng Tố Quỳnh một lần nữa lặp lại với cô con gái của bà khi Trương Ái Linh cũng rơi vào bi kịch bị phản bội.
Sau khi quân Nhật đầu hàng, Hồ Lam Thành đã trốn đến Triết Giang (1945) và sống cùng người phụ nữ khác.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tác phẩm nổi tiếng của Trương Ái Linh là Sắc, Giới có nhiều chi tiết dựa trên cuộc hôn nhân của chính tác giả và Hồ Lan Thành
Sau năm 1949, do không hòa nhập được với thời cuộc nên Trương Ái Linh bị xem là một trong những nhà văn 'đối lập' ở Trung Quốc đại lục. Chỉ đến khi cải cách mở cửa, các tác phẩm của bà mới được nhìn nhận lại.
Nói về mối tình ồn ào với Hồ Lan Thành là một chuỗi những câu chuyện với nhiều bi kịch đầy nước mắt khi tài nữ trót 'trao hương gửi ngọc' nhầm người.
Hồ Lan Thành - người chồng đầu lớn hơn bà cả thập kỷ và có trong tay vô số những nhân tình, được xem là 'vũng lầy' mà bất kỳ cô gái chân thành nào vướng vào cũng sẽ chuốc lấy 'tổn thương'.
Tuy nhiên, một người lý trí và kiêu ngạo như Trương Ái Linh lại chẳng dễ dàng từ bỏ, bà tin vào duyên nợ này và chấp nhận một hôn lễ đơn điệu mà ngoài tờ giấy kết hôn thì không có gì đáng giá.
Hồ Lan Thành từng nói những lời hoa mỹ rằng: 'Tôi và Trương Ái Linh thế này, cũng đủ thế gian nghĩ là tình cảm sâu như biển, cao như núi, thế nhưng núi cao biển sâu lại không thể đại diện cho chuyện nữ nhi tình trường. Hai người chúng tôi đều hiếm khi nghĩ đến chuyện kết hôn'.
Thậm chí y còn hứa hẹn 'Hồ Lan Thành – Trương Ái Linh ký kết trọn đời, kết làm chồng vợ, nguyện khiến năm tháng tĩnh lặng, kiếp này bình yên'.
Thời điểm đó, nhiều người ngỡ ngàng và ngưỡng mộ trước mối tình tài nữ và một người đàn ông phong lưu cốt cách. Tưởng chừng vợ chồng Trương Ái Linh hòa hợp như sắt cầm hòa tấu nhưng biến cố không lâu sau đó xảy ra.
Tình yêu của Hồ Lan Thành dù nồng nhiệt nhưng cuối cùng lại không đủ lớn để chiến thắng bản tính phong lưu đa tình đã là bản chất. Ông dần thay lòng đổi dạ sau một lần về Vũ Hán và cưới thêm người vợ hai mà không có bất kỳ lời thông báo nào đến người vợ Trương Ái Linh đang ở Thượng Hải của mình.
Thậm chí, những bê bối của Hồ Lan Thành cũng khiến bà chịu không ít oan ức và tủi nhục. Cái tên Hồ Lan Thành không chỉ khiến bà nặng lòng trong nhiều năm mà còn là nỗi thống khổ đối với một tài nữ đầy kiêu bạc như bà.
Sau này, Trương Ái Linh gặp đạo diễn Tang Hồ - một người được cho chính trực và lương thiện.
Nhưng rồi tình cảm ấy cũng nhanh chóng lụi tàn khi Tang Hồ biết mình chỉ là một chốn dừng chân tạm bợ của Trương Ái Linh sau nhiều tổn thương. Cả hai đã kết thúc trong bình lặng hoặc có thể nói họ chưa từng bắt đầu.
Sau cuộc hôn nhân đổ vỡ với Hồ Lan Thành, Trương Ái Linh đã sang Mỹ và kết hôn cùng biên kịch người Mỹ Ferdinand Reyer.
Tuy nhiên, bất hạnh hôn nhân một lần nữa lại tiếp tục lặp lại khi chồng bà qua đời vào năm 1967.
Trương Ái Linh đã sống tiếp trong sự cô đơn, không con cái đến cuối đời và mất vào năm 1995 tại một căn hộ nhỏ ở Los Angeles.
Trương Ái Linh dù không màng đến thế sự nhưng vẫn bị loạn lạc của thời cuộc làm phiền nhiễu. Tài nữ một đời lý trí lại vì chữ tình lầm lạc làm điêu đứng.
Cuộc đời của Trương Ái Linh được xem như một giai thoại từ đẹp đẽ đến bi thương, một dấu ấn văn chương khó quên với nhiều độc giả.