Tin mới

Tại sao giang hồ thời xưa không dám cướp đồ, trấn lột của cải của các thư sinh đến kinh thành thi cử?

Thứ sáu, 15/12/2023, 18:06 (GMT+7)

Vào thời phong kiến cổ đại, một khi các băng nhóm thổ phỉ dám cướp của, trấn lột đồ của thư sinh trên đường tới kinh thành dự thi sẽ bị triều đình trừng trị.

Trong xã hội phong kiến ​​cổ xưa ở Trung Quốc, những gia đình bình dân muốn con cái thăng tiến chỉ có một cách duy nhất đó là đạt được công danh đường quan lộ. Đó là lý do vì sao khi triều đình mở hội thi cử lại hút hàng vạn người vượt hàng ngàn dặm đến kinh thành ứng thi, chỉ nhằm một mục đích duy nhất là có cơ hội đổi đời.

Ảnh minh họa. Ảnh Internet.
Ảnh minh họa. Ảnh Internet.

Những thư sinh tài năng có thể đỗ Trạng nguyên, Bảng nhãn hay Thám hoa đều có cơ hội ra làm quan, con đường công danh sự nghiệp rộng mở. Xã hội phong kiến cổ đại cũng là thời kỳ có nhiều băng nhóm thổ phỉ, giang hồ chuyên cướp bóc của dân lành. Tuy nhiên, những thư sinh lên kinh thành ứng thi lại không phải "con mồi" được nhóm thổ phỉ nhắm đến. Điều này khiến nhiều người tò mò về lý do đằng sau việc thư sinh ít khi gặp cướp. 

Theo "Sohu.com", giao thông thời phong kiến cổ đại rất kém phát triển. Hầu hết, các thư sinh đều đi bộ, băng rừng, vượt núi đến kinh thành để thi cử. Có những thư sinh dư dả hơn sẽ cùng thư đồng đi xe ngựa hoặc cưỡi ngựa tới kinh thành. Do khoảng cách xa, họ mang theo ít của cải, chủ yếu là lương khô, tiền và quần áo. Dù dọc đường có nhiều thổ phỉ giang hồ nhưng những tên này không dám cướp bóc hay trấn lột đồ của thư sinh lên kinh thành đi thi. Theo các chuyên gia lịch sử, việc cướp đồ của thư sinh sẽ gây ra rủi ro lớn cho những băng nhóm này.

Ảnh minh họa. Ảnh Internet.
Ảnh minh họa. Ảnh Internet.

Trước hết, những thư sinh này đến kinh thành tham dự kỳ thi đều được triều đình khi đó bảo hộ. Xét cho cùng, việc thi khoa cử là để tuyển chọn ra nhân tài cho triều đình, những thư sinh này có thể sẽ trở thành quan lại, là trụ cột tương lai của một triều đại. Do đó, những thư sinh đều nhận được tấm thẻ đặc biệt do triều đình cấp  sau khi đăng ký tham dự kỳ thi.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho các thư sinh trên đường đi, quan lại triều đình sẽ dán thông báo trước để thực hiện tuyên truyền chống cướp. Bên cạnh đó, trên đường đi đều có các trạm lính gác của triều đình được cắt cử làm nhiệm vụ. Nếu một thư sinh gặp phải vấn đề trục trặc trên đường đi như bị cướp bóc, trấn lột,... quan chức địa phương sẽ bị trừng phạt từ cách chức đến chặt đầu. Do đó, đám thổ phỉ không dám đắc tội với quan lại địa phương và cả triều đình.

Ảnh minh họa. Ảnh Internet.
Ảnh minh họa. Ảnh Internet.

Thứ hai, thổ phỉ thời phong kiến được cho là có quy tắc "đạo đức nghề nghiệp" riêng. Bọn chúng chủ yếu nhắm vào những thương gia giàu có hay quan lại tham nhũng, công tử thích ra oai với người dân... Nếu cướp bóc của thư sinh, người nghèo hay tăng ni phật tử,... những băng nhóm thổ phi này sẽ bị các băng nhóm khác coi thường và tự hạ thấp cấp bậc của chúng.

Thứ ba, các băng nhóm thổ phì biết rất rõ những thư sinh này phần lớn đều xuất thân từ gia đình nghèo khó, ngoài lương thực chính là lương khô, số tiền các thư sinh này mang theo không đáng kể. Nếu có cướp bóc, bọn chúng cũng không thu được lợi là bao mà còn gây ra rủi ro đến tính mạng.

Cuối cùng, những băng nhóm thổ phỉ cũng ngần ngại việc bị các thư sinh này trả thù nếu chẳng may họ có tên trong bảng vàng, được làm quan, nắm trong tay quyền lực. Sau khi cân nhắc những lý do trên, nhiều băng nhóm thậm chí còn hào phóng quyên góp tài trợ cho các thư sinh. Tuy nhiên, hầu hết các thư sinh đều từ chối vì không muốn để lại vết nhơ cuộc đời là có quan hệ với các băng nhóm thổ phỉ.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: thư sinh