Trong tiểu thuyết và phim ảnh, cuộc phiêu lưu của những kẻ trộm mộ được miêu tả sống động, nhưng trong thực tế, công việc này có những quy luật riêng và rủi ro tiềm ẩn.
Từ xa xưa, những kẻ trộm mộ được chia làm 2 loại: một loại làm tạm thời, hoàn thành nhiệm vụ nhanh chóng để nhận thù lao; loại thứ hai là gia đình có truyền thống trộm mộ, với mục đích khám phá bí mật ẩn sâu trong mộ cổ.
Mặc dù động cơ của những nhà thám hiểm này khác nhau nhưng mục tiêu chung của họ là tài sản. Họ không phải là những kẻ trộm cắp mù quáng, có một số vật phẩm không dám mang ra khỏi lăng mộ.
Trong lần khám phá khảo cổ tại lăng mộ Lưu Vũ, một tông thất nhà Hán, người ta phát hiện ra toàn bộ vàng bạc, trang sức bên trong đều biến mất. Trong khung cảnh hỗn loạn, các nhà khảo cổ phát hiện khoảng 170.000 đồng xu nằm rải rác trên mặt đất. Không ai đánh cắp những đồng tiền lưu hành cổ xưa này. Điều này khơi dậy sự tò mò của các chuyên gia.
Sau khi đào sâu hơn, họ biết được đây không phải tai nạn. Hóa ra, những kẻ trộm mộ không vơ vét mọi thứ. Vào thời cổ đại, tiền đồng có tuổi thọ tương đối ngắn, trở nên lỗi thời và không còn được chấp nhận. Mặc dù những kẻ trộm mộ tìm kiếm của cải nhưng chúng cũng chú ý đến khả năng lưu thông của tiền tệ. Một đống tiền xu đã lỗi thời, mất đi giá trị, thậm chí còn không bằng một thỏi vàng.
Không chỉ có tiền xu, một thứ mà những kẻ trộm mộ không dám chạm vào dễ dàng là ngọc.
Dưới ánh trăng, lăng mộ Lưu Vũ toát ra bầu không khí bí ẩn. Các nhà khảo cổ phát hiện ngoài đống đồng xu lạc lõng còn có hàng loạt vật phẩm bằng ngọc bị bỏ lại, chôn ngay bên cạnh chủ nhân. Bình ngọc, rồng ngọc, đĩa ngọc và ngà ngọc giống như những lính gác, lặng lẽ đứng trong lăng mộ.
Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là bộ quần áo ngọc dát vàng của Lưu Vũ lại không hề hấn gì. Trong lăng mộ đổ nát, bộ y phục tỏa ra mùi thơm thoang thoảng, như đang kể một câu chuyện cổ xưa đầy cảm xúc.
Đồng xu có thể mất giá trị theo thời gian, nhưng ngọc thì vẫn giữ được sự quý giá của mình. Điều này không phải ngẫu nhiên mà có liên quan mật thiết đến địa vị, đặc điểm của ngọc trong xã hội cổ đại. Vào thời đó, ngọc không chỉ là vật trang trí mà còn là biểu tượng.
Ngọc chiếm một vị trí quan trọng trong hoàng gia, giới quý tộc và các nghi lễ hiến tế. Nó không chỉ được coi là vật tốt lành mà còn là biểu tượng thiêng liêng, gắn liền với các hoạt động tôn giáo. Các quan chức của những triều đại khác nhau đeo những mặt dây chuyền ngọc khác nhau để làm nổi bật địa vị và danh tính của họ. Vì vậy, ngọc trở thành biểu tượng của địa vị và sự cao quý.
Điều này cũng ngăn cản những kẻ trộm mộ lấy ngọc. Thời xa xưa, ngọc làm món đồ xa xỉ không phải ở đâu cũng có. Ăn cắp và bán ngọc sẽ khơi dậy sự nhạy cảm của thị trường và có thể bị phạt nặng. Vì vậy, ngọc dù có tinh xảo và quý giá thì những kẻ trộm mộ cũng không dám hành động liều lĩnh.
Điều khó hiểu hơn là ngay cả khi những kẻ trộm mộ mở quan tại Lưu vũ, những mảnh ngọc trên bộ quần áo vẫn còn nguyên vẹn. Đây được xem như phép lạ, như thể chiếc áo ngọc cổ này có thế lực thần bí nào đó phù hộ. Các nhà khảo cổ đã cẩn thận ghép những mảnh ngọc rải rác lại với nhau, cố gắng khôi phục lại hình dáng ban đầu của bộ quần áo nhưng không thể.
Ngoài 2 điều kỵ kể trên, những kẻ trộm mộ còn có một quy tắc bất thành văn là không trộm quan tài. Dù quan tài làm bằng vàng cũng không được quá tham lam. Ngoài việc quan tài có kích thước lớn, khó khiêng thì những tên trộm làm vậy để lại nơi an nghỉ cho linh hồn người đã khuất.
Những kẻ trộm mộ hiểu rằng việc làm của chúng vốn trái đạo đức, không thể quá tham lam. Chúng có thể lấy đi những bảo vật, vàng bạc châu báu trong mộ, nhưng lòng tự trọng của chủ mộ và quan tài là điểm mấu chốt không được động tới.