Tin mới

Tại sao không quân của Trung Quốc cần SU-35 của Nga?

Thứ tư, 03/06/2015, 20:23 (GMT+7)

Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAAF) đang phát triển một hạm đội máy bay chiến đấu, nhưng nó cần trợ giúp một thành phần quan trọng.

Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAAF) đang phát triển một hạm đội máy bay chiến đấu, nhưng nó cần trợ giúp một thành phần quan trọng.

Tháng 4 năm ngoái, Tập đoàn sản xuất máy bay Trung Quốc Shenyang Aircraft khiến giới quan sát quân sự ngạc nhiên khi thử nghiệm chiến đấu cơ J-11D mới, một phiên bản nâng cấp của J-11, là bản sao của máy bay Nga Su-27 ở Trung Quốc. Mô hình J-11D bao gồm các tính năng tiên tiến như một mảng radar quét mạng pha điện tử chủ động (AESA), một hệ thống di dời và tìm kiếm hồng ngoại và theo dõi (IRST), và việc sử dụng rộng rãi các hợp chất để giảm trọng lượng và tín hiệu radar máy bay. Chuyến bay đầu tiên này cho thấy chiếc J-11D tiếp tục chu kỳ phát triển vượt xa so với dự đoán từ phía chuyên gia và sẵn sàng bổ sung cái mới và độc đáo cho các phi đội chiến đấu cơ ngày càng gia tăng của PLAAF.

Tại sao không quân của Trung Quốc cần SU-35 của Nga?

Mặc dù có sự trưởng thành rõ rệt trong chương trình J-11D, quân đội Trung Quốc dường như vẫn tiến tới kế hoạch mua Su-35 Flankers của Nga. Su-35 được thêm nhiều động cơ hơn so với J-11 – lợi thế này hỗ trợ các máy bay phản lực của Nga trong không chiến tầm ngắn - có thể bay khoảng cách xa hơn, và có thể cất cánh và hạ với trọng tải lớn hơn. Nó cũng được trang bị hệ thống điện tử và buồng lái hiển thị mới. Tuy nhiên, Radar quét mảng pha điện tử thụ động (PESA) không tiên tiến bằng hệ thống AESA trên J-11D. Hơn nữa, các máy bay và hệ thống của máy bay sẽ được sản xuất tại nước ngoài. Chính phủ Trung Quốc coi ngành công nghiệp quốc phòng bản địa như một tài sản chiến lược; việc mua thêm máy bay từ Nga sẽ không giúp nâng cao mục tiêu phát triển ngành công nghiệp hàng không vũ trụ của Bắc Kinh lên mức trưởng thành và độc lập. Rõ ràng, việc thực hiện hai chương trình máy bay rất giống nhau là thừa, nhưng một số nhà phân tích cho rằng động lực cơ chính để PLAAF mua Su-35 có thể không chỉ là giá trị trong hệ thống vũ khí của nó mà còn là việc nó được trang bị động cơ phản lực cánh quạt đẩy AL-117S tiên tiến.

Động cơ là một phần quan trọng đối với bất kỳ chiến đấu cơ nào và chúng gây khó khăn cho các nhà sản xuất máy bay ở Trung Quốc. Nguyên mẫu của chiến đấu cơ thế hệ thứ năm, Chengdu J-20 và Shenyang J-31, những khung máy bay và hệ thống điện tử tinh vi khỏe khoắn được dự định sao cho phù hợp với chiếc máy bay tiên tiến nhất của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, khả năng sản xuất động cơ máy bay phản lực của Trung Quốc không đuổi kịp với các lĩnh vực khác trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ. Bất chấp các hệ thống máy bay khác của Trung Quốc có như thế nào, không có động cơ phản lực hiệu suất cao và đáng tin cậy, để nâng máy bay lên thì cả chiếc J-20 và J-31 đều trở thành phế liệu.

Quân đội Trung Quốc từ trước đã phụ thuộc vào các động cơ của Nga để tăng sức mạnh các chiến đấu cơ của mình. Thật không may cho PLAAF, mô hình nước ngoài hiện nay đang sử dụng không còn thịnh hành. Các mẫu thiết kế động cơ máy bay chiến đấu có từ hơn 30 năm nay và những động cơ được sử dụng trong máy bay sẽ nhẹ hơn nhiều so với các mô hình mới đang được thử nghiệm ngày nay. Tạm thời, nguyên mẫu của hai chiếc J-20 và J-31 sử dụng những tuốc bin cũ của Nga – chiếc J-20 dùng động cơ của Saturn AL-31 và chiếc J-31 dùng của Klimov RD-93. Các nhà phân tích đã dự đoán rằng cả hai máy bay này đang đối mặt với những hạn chế hiệu năng. 

Các nhà sản xuất máy bay của Trung Quốc có hai sự lựa chọn để mua các công cụ tiên tiến hơn: Mua máy bay từ Nga hoặc tự lắp đặt máy bay. Bắc Kinh rõ ràng muốn lựa chọn phương án 2: động cơ đã trở thành tâm điểm của ngành công nghiệp hàng không vũ trụ của Trung Quốc. Một nhà bình luận Nga mô tả việc phát triển động cơ nội địa là chiến lược quan trọng đối với Trung Quốc như các chương trình vũ trụ Apollo ở Hoa Kỳ trong những năm 1960. Tuy nhiên, những động cơ máy bay phản lực phát triển rất khó khăn. Vào năm 2012, Andrew Erickson và Gabe Collins cho rằng việc sản xuất động cơ vẫn là một " gót chân Achilles dai dẳng" của ngành công nghiệp máy bay Trung Quốc và ngành công nghiệp đó tụt hậu so với sự tiến bộ nhanh chóng trong lĩnh vực hàng không vũ trụ khác, chẳng hạn như thiết kế khung máy bay và các cảm biến trên máy bay.

Ngày nay, động cơ phản lực quân sự sản xuất tại Trung Quốc tân tiến nhất được Tổng công ty công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC) WS-10 vận hành. WS-10 cung cấp động cơ cho nhiều máy bay Trung Quốc, gồm một số hạm đội J-11 của PLAAF và chiếc máy bay chiến đấu đa năng mới J-16. 

Đối với PLAAF, việc mua Su-35 khiến đôi bên cùng có lợi. Họ sẽ không chỉ nhận được một chiếc máy bay mới có khả năng hoạt động cao, mà còn nhận được một động cơ có sức mạnh để nâng máy bay chiến đấu J-20 mới và tinh vi của họ lên một tầm cỡ thế giới.

Huyền Trang (Theo The Diplomat)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: Su-35