Tin mới

Tại sao người Ai Cập cổ đại lại tôn sùng mèo như vị thần?

Thứ sáu, 02/07/2021, 17:10 (GMT+7)

Tại sao người Ai Cập cổ đại lại tôn sùng mèo và coi trọng loài động vật có phần quen thuộc này?

Mèo được xem là 'người bảo vệ mùa màng'

Tại Ai Cập, loài mèo được thuần hóa cách đây từ hơn 10.000 năm trước sau khi xuất hiện tình trạng mèo hoang đi lạc vào những khu nông nghiệp.

Thời điểm này, Ai Cập vẫn đang trong thời kỳ cổ đại và dựa vào nông nghiệp, đối mặt với nhiều vấn đề trong việc bảo vệ nông sản khỏi các loài có hại như chuột và rắn. 

Khi thực phẩm khan hiếm và các kho chứa thực phẩm đều bị gặm nhấm tấn công thì loài mèo đã đóng vai trò quan trọng hơn trong việc bảo vệ an ninh lương thực. 

Người Ai Cập cổ đại tôn sùng mèo như một vị thần. Ảnh: Internet
Người Ai Cập cổ đại tôn sùng mèo như một vị thần. Ảnh: Internet

Những người Ai Cập nhận ra rằng những chú mèo hoang bảo vệ mùa màng của mình bằng cách săn những loài gặm nhấm. 

Sau đó, các gia đình đã bắt đầu để thức ăn cho những chú mèo để chúng đến nhà họ hơn. 

Đây được xem là mối quan hệ cộng sinh hoặc tương hỗ khi cả người và mèo đều có lợi. 

Trong khi đó, loài mèo thích sống chung với loài người vì chúng luôn có thừa thức ăn. 

Việc các chú mèo sống chung với với con người cũng giúp chúng thoát khỏi các loài thú lớn. Sau đó, những người nông dân di cư, thương nhân, thủy thủ đều mang những chú mèo đã thuần hóa đi đến bất kỳ đâu. 

Mèo trong tín ngưỡng, thần thoại

Trong đời sống tâm linh của ngườ Ai Cập, mèo cũng đóng vai trò khá quan trọng khi nhiều người tin rằng nếu như họ mơ thấy mèo thì vận may đang đến. 

Trong đời sống tín ngưỡng thời kỳ cổ đại ở ai Cập, thần Mafdet có hình dạng giống loài báo và là một trong những vị thần đầu tiên của Ai Cập. 

Mèo đóng vai trò quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của Ai Cập cổ đại. Ảnh: Internet
Mèo đóng vai trò quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của Ai Cập cổ đại. Ảnh: Internet

Thần Mafdet được tôn thờ bởi loài người cần bảo vệ trước những sinh vật như rắn...

Nhưng vị thần nổi tiếng nhất được biết đến lại là thần Bastet và có hình dạng nửa là mèo, một nửa là người phụ nữ. 

Thần Bastet là thần bảo vệ mái ấm trước quỷ dữ và bệnh tật với số lượng người tôn thờ vô cùng lớn.

Trong các chương trình lễ hội nhằm tôn vinh vị thần này, người dân tại đây luôn dành cho sự trân trọng và đề cao, được xem là một trong những lễ hội lớn nhất tại Ai Cập. 

Thần Bastet cũng được xem là vị thần duy nhất đại diện cho loài mèo đã được thuần hóa. 

Mèo cũng là 'gót chân Asin' của người Ai Cập cổ đại

Có nhiều người Ai Cập cổ đại đã dành sự tận tâm tuyệt đối đối với loài mèo. 

Trong ví dụ điển hình nhất chính là Trận chiến Pelusium (năm 525 TCN) khi mà Cambyses II của Ba Tư chinh phạt Ai Cập. 

Có nhiều câu chuyện cho rằng Cambyses II  biết người Ai Cập dành nhiều tình yêu cho loài mèo nên ông đã tận dụng lợi thế này trong trận chiến. 

Cambyses II đã lợi dụng tình yêu của các pharaoh dành cho mèo để sử dụng nó để chiếm lấy Ai Cập. Ảnh: Paul-Marie Lenoir/Wikimedia Commons
Cambyses II đã lợi dụng tình yêu của các pharaoh dành cho mèo để sử dụng nó để chiếm lấy Ai Cập. Ảnh: Paul-Marie Lenoir/Wikimedia Commons

Ông đã yêu cầu người của mình bắt nhiều mèo nhất, thậm chí vẽ mèo lên khiên của họ để khiêu chiến. 

Khi Ba Tư hành quân đến trước thành phố Pelusium, nhiều con mèo đã được dẫn đoàn phía trước và số còn lại được người lính Ba Tư bế lên tay. 

Các binh lính của Ai Cập đã rất miễn cưỡng khi tham gia vào cuộc chiến vì họ lo sợ làm những chú mèo bị thương. Người lính cuối cùng đã phải đầu hàng và vương quốc Ai Cập đã bị người Ba Tư chinh phục.

Ngoài ra, thời kỳ cổ đại người Ai Cập đã ra nhiều luật bảo vệ mèo với những hình phạt rất nặng. 

Thậm chí khi những chú mèo không may qua đời sẽ được ướp và để lại thức ăn. Có nhiều chú mèo còn được chôn cùng chủ để bày tỏ tình yêu thương của chủ đối với vật nuôi. 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news