Nhiều người có sở thích đeo vàng vì họ tin rằng vàng là kim loại mang tính dương, việc đeo lâu dài có thể mang lại may mắn cho họ. Tuy nhiên, một số người lại tuân theo quan niệm truyền thống là "đàn ông không đeo vàng, đàn bà không đeo bạc". Vậy câu nói này có ý nghĩa gì?
Truyện kể rằng ngày xưa, ở một ngôi làng miền núi xa xôi có một nông dân trẻ tên là A Minh. Anh là một trong số ít những người trẻ ở làng sở hữu trang sức vàng với những chiếc nhẫn và vòng cổ bằng vàng tỏ sáng trên người. Những món đồ trang sức quý giá này đại diện cho sự giàu có của gia đình và địa vị xã hội của bản thân anh. Tuy nhiên, những người già trong làng cảnh báo rằng anh nên cất giữ kỹ, không nên quá phô trương.
Một ngày kia, A Minh đến một thành phố gần đó để khoe trang sức vàng của mình. Chiếc nhẫn và vòng cổ bằng vàng của anh tạo nên một cơn sốt trong thành phố, thu hút sự chú ý của nhiều người, trong đó có một nhóm cướp. Nhóm cướp này để mắt đến, quyết định bắt cóc và tống tiền gia đình anh. Vậy là, khi màn đêm buông xuống, họ lặng lẽ tiếp cận nhà của A Minh.
May mắn thay, những người già trong làng đã cảnh giác từ sớm, họ tuần tra vào buổi tối và phát hiện ra âm mưu của nhóm cướp. Những người già phát ra tín hiệu báo động và người dân trong làng đồng lòng đuổi đám cướp ra khỏi làng, bảo vệ A Minh và gia đình anh được an toàn.
Sự kiện này làm A Minh nhận ra một điều: Mặc dù tài sản và địa vị xã hội quan trọng, nhưng sự phô trương quá mức có thể mang lại nguy hiểm. Anh quyết định tháo hết trang sức vàng, sống một cuộc sống kín đáo, tập trung vào lao động và gia đình. Nhiều năm sau, anh trở thành một người già được kính trọng trong làng, dạy cho thế hệ trẻ biết đánh giá tài sản nhưng cũng cảnh báo họ không nên chấp nhận những rủi ro không cần thiết.
Câu chuyện này được kể lại và trở thành lời cảnh tỉnh, dạy mọi người nên cẩn thận với tài sản và địa vị xã hội, không nên quá phô trương. Do đó, ngạn ngữ cổ xưa "nam không đeo vàng, nữ không đeo bạc" có ý nghĩa sâu sắc, nhắc nhở mọi người phải khiêm tốn và thận trọng khi theo đuổi tài sản và vinh quang.
Còn về vế "phụ nữ không đeo bạc", ngoài ý nghĩa tương tự như "đàn ông không đeo vàng" thì nó còn có thêm một tầng nghĩa nữa. Từ "bạc" và "dâm" trong tiếng Trung phát âm giống nhau. Điều này tạo ra hiểu lầm là phụ nữ đeo trang sức bạc có thể bị cho là có hành vi không kiểm soát, danh tiếng không tốt. Đối với phụ nữ xưa, việc giữ gìn sự khiêm tốn, giản dị có lợi hơn cho uy tín và địa vị xã hội của mình. Phụ nữ nên chú ý đến sự thuận tiện khi làm việc và khiêm tốn trong cuộc sống chứ không chỉ theo đuổi vẻ ngoài lấp lánh do trang sức mang lại.
Đó là câu truyện ngụ ngôn và quan niệm của người xưa về việc đeo trang sức. Nhưng ngày nay, các món trang sức không chỉ là một phụ kiện trang trí mà còn là biểu tượng cho cảm xúc và kỷ niệm. Chỉ cần chọn món trang sức bản thân yêu thích, dù là vàng hay bạc cũng đều có thể trở thành một phần đẹp của cuộc sống.
Thời đại đã thay đổi, quan niệm của mọi người không ngừng phát triển. Đàn ông hay phụ nữ cũng đều có thể chọn trang sức theo sở thích của mình, không cần bị ràng buộc bởi quan niệm truyền thống.