Trung Quốc và Ấn Độ là hai trong số các quốc gia muốn tậu xe tăng chiến đấu mới Armata T-14 của Nga, theo chính phủ Nga.
Vladimir Kozhin, thư ký của Tổng thống Nga Vladimir Putin cho hãng truyền thông Nga biết rằng quân đội Nga sẽ là bên sử dụng các xe tăng mới này đầu tiên. Chiếc xe lần đầu được trình làng tại một cuộc diễu binh mừng ngày Chiến thắng Đức quốc xã của Liên Xô.
“Có lợi ích thực sự mặc dù thiết bị này đắt đỏ”, ông Kozhin nói, theo tin tức từ các hãng truyền thông Nga.
“Mở rộng ra, đó là với các đối tác truyền thống của Nga, như Ấn Độ và Trung Quốc và Đông Nam Á”, ông nói tiếp.
Theo National Interest, xe tăng Armata T-14 thực sự cần thiết với Trung Quốc. Quân đội Trung Quốc thiếu xe tăng chiến đấu tốt, mặc các nỗ lực hiện đại hóa quả cảm của họ.
“Xe tăng chiến đấu chủ chốt của Trung Quốc, Type 99 bắt nguồn từ xe tăng chiến đấu chính T-72 của Liên Xô cũ, có thiết kế từ giữa thập niên 1980”, Kyle Mizokami lưu ý trong tháng Năm.
Còn với Ấn Độ, các lực lượng bộ binh của Ấn Độ đang được yêu cầu cao đặc biệt liên quan đến Pakistan và các nước láng giềng như Sri Lanka and Myanmar, khi mà lực lượng đặc biệt Ấn Độ vừa tiến hành một cuộc phản kháng qua biên giới.
Hai quốc gia này từng có lịch sử lâu dài về việc mua vũ khí Nga, trong đó có xe tăng. Như đã nói ở trên, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc vẫn phải phụ thuộc vào xe tăng chiến đấu chủ lực T-72. Còn quân đội Ấn Độ đang sử dụng T-90 từ thời Xô viết, có nguồn gốc từ chiếc T-72.
Delhi cũng sử dụng các xe tăng khác như là chiếc Arjun Mark-1 tự sản xuất. Tuy nhiên, chúng cho thấy nhược điểm ở hiện tại. Thực tế, vào tháng Năm, Ấn Độ đã thông báo hầu hết xe tăng Mark-1 đều không được phép sử dụng bởi những vấn đề kỹ thuật trong hệ thống chuyển động, nhắm mục tiêu và điểm nhìn nhiệt.
Một quan chức giấu tên của quân đội Ấn Độ cho hay, gần 75% trong số 124 xe tăng của Quân đội Ấn Độ không hoạt động.”
Ấn Độ cũng sở hữu 118 xe tăng Mark-2 nội địa, có nhiều cải tiến hơn so với Mark-1. Chúng được cho là triển khai tốt hơn so với các xe tăng T-90 của Nga.
Tuy nhiên, ArmataT-14 là một cải tiến vượt trội với cả Ấn Độ và Trung Quốc.
Như ông Robert Farley nói trên tạp chí Mỹ National Interest:
“Cấu hình của xe tăng chiến đấu chủ lực Armata có một số điểm vượt trội. Nó có một hệ thống giáp hiện đại, tháp pháo tự động, khoang chứa binh sĩ tránh được hầu hết mọi loại hỏa lực thông thường. Điều này cho thấy Nga tập trung cải tiến trong việc bảo vệ các binh lính.”
Ông Farley cũng chỉ ra:
“Bộ khung linh hoạt của Armata làm tăng cơ hội được xuất khẩu ra thế giới. Những khách hàng khác nhau có nhu cầu khác nhau, trong khi Armata có khả năng giải quyết nhiều vấn đề. Đây là điểm đặc biệt của thế hệ Armata khi được thiết kế để có thể hoạt động theo quy mô của cuộc chiến đấu. Những đội quân cần tần suất chiến đấu thấp có thể dùng Armata với một số cấu hình, trong khi những quân đội cần những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực đúng chuẩn, uy lực có thể tìm thấy nhiều điều thú vị.”
Theo Chi MK/National Interest