Tin mới

Tàu ngầm hạt nhân K-279 đâm vào núi băng: Ngày 13 đen đủi -Thêm thảm họa Titanic?

Thứ năm, 27/04/2017, 17:08 (GMT+7)

Va rồi! Sàn tàu dưới chân hẫng mạnh, tàu ngầm hạt nhân K-279 chúc thẳng phía mũi xuống dưới... tiếng rít giận dữ vỡ tung như thể tiếng nước siết... "Họ cũng chết như vậy đấy!".

Va rồi! Sàn tàu dưới chân hẫng mạnh, tàu ngầm hạt nhân K-279 chúc thẳng phía mũi xuống dưới... tiếng rít giận dữ vỡ tung như thể tiếng nước siết... "Họ cũng chết như vậy đấy!".

LTS: Trong Chiến tranh Lạnh, đã xảy ra những cuộc đối đầu tuy âm thầm nhưng cũng hết sức khốc liệt giữa các Liên Xô và Mỹ, có thời điểm suýt chút nữa đã đẩy thế giới đến bờ vực của sự hủy diệt. Thật may là điều tồi tệ nhất đã không xảy ra. Các nhà lãnh đạo của cả 2 phe đã giữ được "những cái đầu lạnh".

Tuy nhiên, có rất nhiều bí mật mãi tới gần đây mới dần dần được hé lộ. Qua hồi ký mang tên "Những người khuấy động biển sâu" của Đại tá Hải quân Liên Xô Nikolai Andreyevich Cherkashin, chúng ta phần nào sẽ hiểu được tình hình lúc đó căng thẳng đến mức nào. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Ngày 13 đen đủi!

Người ta sẽ bàn tán về con tàu này cho đến cuối thế kỷ, như về một tàu ngầm "Titanic" Xô Viết hay như về một bí ẩn nghiệt ngã của đại dương, chuyện có thật không hay chỉ trò đùa – một tàu ngầm hạt nhân khổng lồ mang theo mười sáu tên lửa đạn đạo biến mất hoàn toàn không dấu vết, và quan trọng nhất, với một trăm ba mươi con người còn sống trong các khoang?

Và tên của người thuyền trưởng, Đại tá hải quân Viktor Zhuravlev, cũng như tên của tất cả các thủy thủ cùng đi biển với ông, bao bọc trong bức màn bí ẩn của những người phát nguyện lặng im vĩnh cửu.

Và những huyền thoại và truyền thuyết về vụ mất tích của họ trong tầng sâu Bắc Đại Tây Dương sẽ được sinh ra...

May mắn thay, họ còn sống sót và bây giờ - sau khi tất cả các thời hạn bảo mật chấm dứt – bản thân họ có thể kể lại những gì xảy ra với họ, và tôi (Đại tá Hải quân Liên Xô Nikolai Andreyevich Cherkashin) dám nói điều ấy gây ấn tượng không ít hơn một trí tưởng tượng táo bạo nhất.

Như vậy, ngày 13 (!) tháng 9 năm 1983, chiếc tàu ngầm hạt nhân tuần dương chiến lược hạng nặng K-279 đưa chiếc trán hùng mạnh rẽ nước đại dương dưới sức ép dày 250 mét nước. Độ sâu lớn nén ép không chỉ vỏ thép thân bền, mà còn đè nặng tâm hồn.

Dường như mọi thứ trong các khoang đều ổn, các lò phản ứng đang hoạt động ở chế độ đã định, tuabin đang cho những vòng quay đúng quy trình, cánh quạt trục chân vịt đang nhịp nhàng cuộn, dồn nước lạnh thành những tia phụt thẳng căng.

Nhưng đôi tai cẩn thận nắm bắt mọi âm thanh "phi tiêu chuẩn": có vòng chắn trục nào bị bục, có đường ống dẫn nào của phụ tùng ngoài mạn tàu bị nổ?

Những gì có thể xảy ra ở độ sâu đó là nhiều hay ít bạn có biết không? Ở đây, bất kỳ sự thất bại nào cũng có thể đáng giá cuộc sống của toàn bộ thủy thủ đoàn.

Như thể trêu ngươi, còn thêm cả những suy nghĩ đen tối len lỏi về chiếc tàu ngầm nguyên tử Mỹ xấu số lớp "Thresher", đang nằm trong khoảng cùng khu vực, tại cùng một độ sâu rồi đột nhiên chìm xuống lõm sâu 2km Wilkins, nằm ở đấy tính đến nay là năm thứ hai mươi.

Và tất cả là vì một đường ống hàn kém bị bục và chiếc tàu ngầm bị ngập nước trong chớp mắt và bị đè gí bởi áp lực kinh hoàng của vực thẳm khổng lồ.

Không ai trong số 129 người trên tàu kịp hắt hơi - chấn động thủy lực ép bẹp các vách ngăn hình cầu vào với nhau giống như một chồng bát nhôm ... Tất cả những chi tiết làm đông cứng máu mà ký ức trợ giúp không đúng chỗ ấy đưa ra là từ cái nhìn đầu tiên vào máy đo độ sâu.

Tất nhiên, bạn có thể đi ở độ sâu một trăm mét, và năm mươi, nơi cơ hội được cứu thoát và nổi lên nhiều hơn, nhưng thực tế là ở các độ sâu như vậy nguy cơ đụng núi băng trôi tăng mạnh. Mà tại khu vực này của Đại Tây Dương thì có, theo lời của hoa tiêu như kê trên một cái xẻng.

Đại tá Cherkashin: Nhưng các anh có thể bật sonar trong chế độ dò mìn. - Tôi nhận xét với thuyền trưởng đúp khi đó của K-279, Đại tá hải quân Vladimir Fursov. - Và lúc ấy toàn bộ các điểm dừng tàu ngầm sẽ mở ra trong nháy mắt?

Đại tá Fursov: Vấn đề là ở chỗ chúng tôi phải giữ bí mật tuyệt đối. Xung âm thanh của sonar dễ dàng bị các tàu chống ngầm giao hội. Chiến tranh Lạnh đang diễn ra, và chúng tôi phải tuần tiễu càng gần bờ biển Mỹ càng tốt.

Đó là những "biện pháp thích hợp" mà Brezhnev đề ra để đáp trả việc triển khai các tên lửa "Pershing" của Mỹ ở châu Âu. Chúng tôi, do đó, cũng phải tìm cách giảm thời gian bay tới đích cho các quả đạn tên lửa của mình.

Đại tá Cherkashin: Vậy là các anh đi mù hoàn toàn? Như chiếc xe tải xuyên qua rừng đêm, sợ không chỉ việc bật đèn pha mà còn cả các đèn phụ?

Đại tá Fursov: Đúng thế. Có thể nói chúng tôi đi kết hợp nghe ngóng ... Trên thực tế những tảng băng trôi nhỏ thì các đội viên thủy âm của chúng tôi nghe được trong chế độ tầm phương thủy âm thông thường. sóng biển đập vào khối băng, nước trút xuống từ tảng băng như những dòng suối, và tiếng rì rầm này với thính giác đủ tinh tế có thể định hướng được người hàng xóm nguy hiểm.

Những tảng lớn – lớn như nhà ăn - là không nghe được. Trong cabin sinh hoạt chung vào bữa tối đã diễn ra cuộc trao đổi về chúng. Ai đó đọc trong Cẩm nang hướng dẫn bơi ở Bắc Cực nói rằng các núi băng trôi có thể đạt kích thước năm trăm mét.

Tranh cãi nổ ra. Tác giả của Cẩm nang bị chế nhạo. Chúng tôi cho rằng độ sâu 250 mét là khá an toàn để tránh các núi băng trôi theo phương đứng. Sau đó, một người nhớ ra "Titanic" huyền thoại đã bị giết chết ở những nơi thế này...

Nói chung, bữa ăn tối kết thúc với cảnh vui nhộn thông thường kiểu hải quân, còn tôi đi sang khoang ở, về cabin của mình. Ngồi xuống chiếc ghế dài, tôi nhặt đại một cuốn sách ... Đến giờ tôi vẫn còn nhớ, đó là cuốn sử thi thuyền buồm của vợ chồng Papazov. Đâu đó có tiếng chơi guitar, ai đó hát:

Đại dương tan sau chân vịt tàu ngầm,

Lòng biển sâu chỉ một màu ảm đạm.

Tháng thứ ba cuộc "độc hành" đằng đẵng

Dưới thảm băng Bắc Cực nặng trên đầu...

Bất thần, cuốn sách bay vèo khỏi tay tôi, tiếp đến chiếc bình cổ đựng nước từ hốc sâu đặt nó cũng văng ra, rồi tất cả mọi thứ, cả tôi cả chúng - bay về phía trước.

Va rồi! Sàn tàu dưới chân hẫng mạnh, tàu ngầm chúc thẳng phía mũi xuống dưới ... tiếng rít giận dữ vỡ tung như thể tiếng nước siết... "Họ cũng chết như vậy đấy!" – đó thứ đầu tiên lóe lên trong đầu tôi. Tôi vội vàng phóng đến phòng điều khiển trung tâm...

Trực chỉ huy tại phòng trung tâm là trợ lý chính – Trung tá hải quân Yuri Pastushenko. Chúng tôi đã gặp ông tại Gatchina, nơi ông sống hiện nay.

- Tất cả yên tĩnh và thanh bình, - Yuri Ivanovich kể - tàu ngầm đang đi tốc độ 7 knot. Dưới sống tàu là hai cây số độ sâu, trên đầu - 270 mét. Tôi ngồi viết kế hoạch hàng ngày cho ngày hôm sau. Đột nhiên - một cú giáng mạnh và một tiếng gầm nặng nề, như có ai đó đâm sầm vào một trụ sắt.

Tôi bay khỏi ghế về phía trước, kịp tóm lấy dây cáp của thiết bị kéo xếp di động. Độ chúi dọc đằng mũi tăng mạnh, chúng tôi thất tốc, kim chỉ thị máy đo độ sâu chĩa thẳng xuống dưới – tàu lặn bổ nhào.

Mắt thủy thủ trưởng đang đứng bên bánh lái – tròn xoe, mồm há hốc hớp hơi... kỹ sư máy tàu trực ca bò cạnh bàn điều khiển xa bánh lái. Khó khăn lắm tôi mới len được đến microphone truyền thanh nội bộ giữa các khoang. "Báo động tập! Tra soát trong khoang! "

Tiếng rống qua đi, kỹ sư máy trực ca bắt đầu thổi sitec dằn, song chỉ phí công, bởi vì dưới độ sâu như vậy việc thổi khí lúc đó vô ích... Nói tóm lại, chúng tôi đã chui xuống dưới tảng băng trôi và đang nổi lên.

Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã đâm vào cánh một núi băng trôi khổng lồ đường kính quãng chục mét - và nhiều khả năng, đã tông vỡ nó, vì trong khoang mũi sau khi va chạm nghe thấy có tiếng gầm của khối nặng sụp đổ xuống thân tàu.

Có thể giả định, chuyện này dễ tưởng tượng: toàn bộ bầu nón đằng mũi với tất cả các nhân sonar bên trong bị vò nhàu.

Vấn đề khó chịu nhất – nắp trước của một trong những ống phóng ngư lôi bị ép nát. Ông bắt đầu bị rò rỉ, mà trong ống là ngư lôi đặc biệt gắn đầu đạn hạt nhân, phải kéo nó ra khỏi ống phóng đặt trực tiếp trong khoang và sơ tán toàn bộ thủy thủ khỏi khoang. Chúng tôi đã kiểm tra bằng phương pháp "ca trực lưu động".

Và việc này được thực hiện đúng lúc, bởi vì ống phóng của máy phóng ngư lôi nhanh chóng chứa đầy nước. Nắp bịt mặt sau ống phóng được chúng tôi gia cố bằng một trụ chống mở gập được. Nhưng cũng chỉ để yên tâm hơn là thực chất.

Bởi lẽ áp lực nước ngoài tàu đã không còn đè trên nắp trước bị nén, mà đè lên nắp sau, nghĩa là ép nó với một sức mạnh ghê gớm bên trong khoang. Và chỉ còn hy vọng vào danh dự của bộ ba chúng tôi chưa biết Ivanov - Petrov - Sidorov đang nỗ lực làm việc, những đôi tay của họ như những vấu gài của thanh răng khóa chốt.

Ở độ sâu 250 mét chúng có thể bị bật tung bất cứ lúc nào... Họ đã bơi như thế gần cả tháng. Và bạn có thể làm gì được? Không thể rời vị trí chiến đấu - Chiến tranh Lạnh đang ở giai đoạn cao trào.

Khi trở về căn cứ, không ai tin chúng tôi, rằng chúng tôi đã lặn ở độ sâu như vậy. "Các anh đã viết lại nhật ký trực ca!" Vớ vẩn! Tất cả mọi thứ vẫn như là nó có... Cuộc va chạm xảy ra ngày 13 tháng 9 năm 1983 hồi 21 giờ 13 phút.

Thay lời bạt

Người ta cho rằng biển Baffin là bình yên, bởi vì tại đó không đặt hệ thống chống tàu ngầm. Nhưng còn các tảng băng trôi... Ngay cả khi tầm nhìn thấp vẫn có thể quan sát qua kính tiềm vọng đến 40 tảng băng trôi trong vùng biển này. Greenland – chính là nhà cung cấp các tảng băng trôi cho toàn cầu.

Biển, mà hơn thế nữa đại dương sâu thẳm – một thế giới tự nhiên huyền bí. Trong cuộc phiêu lưu của K-279 có rất nhiều trùng hợp bí ẩn. Đấy là chưa nói đến ngày định mệnh -13 tháng Chín. Điều này là chuyện dĩ nhiên.

Chúng ta hãy chú ý đến số hiệu của tàu ngầm nguyên tử - K-279. Tàu ngầm "Komsomolets" khét tiếng được đánh số một cách đáng buồn trong các tài liệu tham mưu là K-278. Khác biệt trong các số hiệu chỉ là một. Tuy nhiên, số 279 là bội của ba, và Thiên Chúa, như ta biết, yêu quý ba ngôi. Số luận là chỗ cho lý luận.

Điều này nữa cũng thật thú vị: tảng băng trôi mà "Titanic" va phải, cũng lở ra từ vùng băng Greenland, suýt nữa đặt dấu chấm định mệnh cho chiếc tàu ngầm tuần dương.

Nó làm ta nghĩ rằng, chung cuộc, chiếc tàu ngầm đã đâm vào một núi băng gần nơi con tàu chở khách khổng lồ và bất hạnh yên nghỉ. Nhưng may mắn thay, Chúa và cả số phận, đã không lặp lại thảm kịch hai lần tại cùng một nơi.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news