Tin mới

Tết Nguyên đán 2017: Nguồn gốc và ý nghĩa

Thứ bảy, 28/01/2017, 09:27 (GMT+7)

Tết đến xuân về là thời điểm giao mùa, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật, cỏ cây. Ai cũng hào hức chào đón Tết Nguyên đán, năm mới với nhiều niềm vui và hạnh phúc nhưng nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết thì không phải ai cũng biết.

Tết đến xuân về là thời điểm giao mùa, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật, cỏ cây. Ai cũng hào hức chào đón Tết Nguyên đán, năm mới với nhiều niềm vui và hạnh phúc nhưng nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết thì không phải ai cũng biết. 

Nguồn gốc Tết Nguyên đán

Tết Nguyên đán mang ý nghĩa "khởi đầu trọn vẹn". Ảnh: Internet

Tết Nguyên đán hay còn gọi là Tết Cả, Tết ta, Tết âm lịch, Tết cổ truyền. Trong tiếng Hán, Tết có nghĩa là Tiết (mang nghĩa khởi đầu hay sơ khai), Đán có nghĩa là sáng sớm.
Văn hóa Việt Nam thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước, do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã phân chia thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau và ứng với mỗi tiết có một thời khắc gọi là "giao thời". Trong đó, tiết quan trọng nhất là "tiết" khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng. "Nguyên đán" còn có nghĩa là khởi đầu trọn vẹn. Tết nguyên Đán tại Việt Nam khởi nguồn từ Trung Quốc. 

Theo đó, Tết Nguyên đán có từ thời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. 

Đời Tam Vương, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần để tốc chức Tết. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng Chạp và làm tháng đầu năm.

Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười môt làm tháng Tết. 

Đến đời nhà Đông Chu, Khổng Phu Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là Tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười.Cho đến khi nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) đặt ngày Tết vào ngày đầu tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, trải qua các thời đại, không còn ông vua nào thay đổi thêm về thời gian của tháng Tết.

Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ hai có Chó, thứ  ba có Lợn, thứ tư sinh Dê, thứ năm sinh Trâu, thứ sáu sinh Ngựa và thứ 7 sinh loài người, thứ tám mới sinh ra ngũ cốc nên ngày tết thường được kể từ ngày mồng Một cho đến hết ngày mồng Bảy tháng giêng âm lịch. 

Ý nghĩa Tết nguyên đán

Tết Nguyên đán mang nhiều ý ngĩa nhân văn sâu sắc. Ảnh: Internet

"Nguyên" có nghĩa khởi đầu và "Đán" có nghĩa trọn vẹn. Do đó, Nguyên đán mang hàm nghĩa nhân văn là "khởi đầu trọn vẹn. Đây cũng được coi là dịp lễ tết đầu tiên của một năm tại những nước như Việt Nam.Dịp Tết là khoảng thời gian mọi người có thể cùng nhau chúc những điều tốt lành nhất cho năm mới và bỏ qua những xích mích trong năm cũ. 

Trong những ngày này, người ta thường luôn vui vẻ và dành nhiều thời gian thăm họ hàng, bạn bè. Ngày tết cũng là ngày khởi đầu một hy vọng mới, một cuộc sống mới...
Tết nguyên đán không những thể hiện sự giao cảm giữa trời đất, con người với thần linh theo quan niệm của những người phương Đông mà còn là ngày đoàn viên của mỗi gia đình. 

Đây cũng là dịp mang ý nghĩa linh thiêng, trang trọng tiễn đưa năm cũ, chào đón, chúc tụng năm mới sức khỏe, hạnh phúc, thành công. Tết Nguyên đán đối với người Việt cũng là dịp thể hiện truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" một cách sâu sắc nhất đến những người đã khuất, với tổ tiên.

Nếp sống này đã trở thành giá trị truyền thống tốt đẹp và bền vững từ bao đời của dân tộc. 

Hồng Hạnh (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news