Tin mới

Thách con thi đạt điểm 0, ông bố khiến con trai lười học mừng rỡ và hồi kết đầy bất ngờ

Thứ hai, 25/06/2018, 22:25 (GMT+7)

Tôi cười thầm khoái chí. Tôi nghĩ mình đã có một ông bố đáng yêu nhất, cũng ngốc nghếch nhất thế giới rồi.

Tôi cười thầm khoái chí. Tôi nghĩ mình đã có một ông bố đáng yêu nhất, cũng ngốc nghếch nhất thế giới rồi.

Đây là câu chuyện truyền kỳ về một cặp bố con: Bố là tiến sĩ đại học Colombia, NewYork, nhà văn, họa sĩ nổi tiếng. 

Con trai là thạc sĩ đại học Harvard, chỉ đạo âm nhạc CitSep - Boston, là tác gia, đồng thời là người dẫn chương trình, nhà sản xuất của Đài truyền hình WllRBD - Cambridge.

Ông bố này là Lưu Dung, cậu con trai này là Lưu Hiên.

Tuy nhiên hồi học trung học, con trai ông lại là học sinh yếu kém trong lớp. Bài thi của cậu luôn là điểm "C". Nhà văn này đã làm thế nào để khiến con mình từ học sinh yếu kém trở thành học sinh xuất sắc?

Tháng 9/2009, Lưu Hiên đến Thượng Hải để tham dự buổi ký tặng cuốn sách mới "Thời đại nổi loạn". Khi được phỏng vấn, anh đã kể lại câu chuyện dạy con độc đáo của bố mình là yêu cầu bài thi của con phải đạt 0 điểm.

Tôi theo bố chuyển nhà sang Mỹ khi vẫn chưa học xong tiểu học ở Đài Loan. Lên cấp 2, tôi bắt đầu ngỗ nghịch. Sau đó, tôi trở thành một học sinh luôn khiến thầy cô phải đau đầu vì nghịch ngợm, chán học, thích mơ giữa ban ngày, ước mơ mỗi ngày của tôi chính là trở thành tay đua như Schumacher. 

Thế nên, thành tích học tập của tôi rất tệ, không biết bắt đầu từ khi nào, điểm "C" trở thành điểm bất di bất dịch của tôi. Điều này khiến cho tất cả các thầy cô từng dạy tôi đều phải "bó tay".

Cuối cùng bố tôi không chịu đựng nổi đã nói chuyện với tôi. Từ khi tôi sang tuổi 12, bố nói với tôi, tôi có thể trực tiếp gọi tên ông, đương nhiên nếu tôi muốn gọi là bố thì ông vẫn rất vui. 

Vì bố luôn nới lỏng với tôi nên phần lớn thời gian tôi gọi ông là bố, thi thoảng tâm trạng không vui, tôi mới gọi là Lưu Dung. Giờ ông ấy muốn nói chuyện về thành tích học tập của tôi nên đương nhiên tôi không vui rồi.

Thách con thi đạt điểm 0, ông bố khiến con trai lười học mừng rỡ và hồi kết đầy bất ngờ - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Đối diện với con trai, ông bố đặt ra giao hẹn điểm "0" với con mình

Trước tiên bố mỉm cười thâm thúy với tôi. Tôi thấy nụ cười này rất nham hiểm. Ông nói: "Thầy giáo của con nói với bố, giờ con suốt ngày mơ thành tay đua Schumacher, không hứng thú học tập, đúng không?"

"Vâng ạ."

Tôi cảm thấy lời nói của bố mình có chút coi thường. Điều này là nỗi xỉ nhục rất lớn đến lòng tự trọng của cậu thiếu niên 14 tuổi. 

Tôi có chút khiêu khích nói: "Schumacher là thần tượng của con. Hồi bằng tuổi con, thành tích học tập của ông ấy cũng rất tệ, ông ấy còn từng bị điểm 0, giờ chẳng phải chẳng phải ông ấy đã trở thành tay đua hàng đầu thế giới sao?"

Lưu Dung bật cười sảng khoái. Tiếng cười đó khiến tôi cảm thấy có chút mùi vị nham hiểm: "Ông ấy thi đạt điểm 0 nên mới thành tay đua được nhưng con chưa bao giờ được điểm 0, lần nào cũng là điểm ‘C’." 

Nói xong, bố rút bảng điểm từ phía sau lưng ra, vung vẩy trước mặt tôi. Ông ấy cười vì tôi không thi được điểm 0 sao? Tôi thật sự cảm thấy mình đã bị xỉ nhục.

Tôi nuốt nước miếng, thấp giọng nói: "Vậy là bố muốn con thi đạt điểm 0 cho bố xem sao?"

Ông ngồi dựa lưng vào ghế, tư thế rất thoải mái, mỉm cười: 

"Được đấy. Ý kiến này của con rất hay. Vậy chúng ta đánh cược nhé. Nếu con thi được điểm 0 thì chuyện học hành của con sau này cứ tùy theo ý con, bố tuyệt đối không can thiệp. 

Nhưng ngày nào con chưa đạt được điểm 0 thì bắt buộc phải phục tùng sự quản lý của bố, học tập theo quy định của bố. Thế nào?"

Thách con thi đạt điểm 0, ông bố khiến con trai lười học mừng rỡ và hồi kết đầy bất ngờ - Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

Chúng tôi rất nghiêm túc đập tay thỏa thuận. Tôi cười thầm khoái chí. Tôi nghĩ mình đã gặp người bố đáng yêu nhất, cũng ngốc nghếch nhất thế giới rồi.

"Nhưng đã là giao ước thì phải tuân thủ quy tắc, bắt buộc phải làm hết bài thi, không được nộp giấy trắng không điền chữ nào, cũng không được bỏ sót câu nào không trả lời, càng không được bỏ thi, trốn tránh. Nếu làm thế sẽ bị coi là vi phạm giao hẹn, được không?" Lưu Dung nói như vậy.

Điều này chẳng phải rất đơn giản sao? Tôi mừng thầm trong lòng, trả lời không đắn đo suy nghĩ: "Không vấn đề gì ạ."

Nhưng thực tế không phải vậy? Tôi không ngờ rằng, thi đạt điểm "0" lại là một chuyện khó khăn đến thế.

Kỳ thi được mong đợi nhanh chóng tới. Sau khi nhận bài thi, tôi mau chóng điền tên và bắt đầu làm bài. Dù sao bình thường tôi cũng không làm được quá nửa số câu hỏi, thi đạt điểm 0 chẳng phải là vấn đề gì khó.

Câu thứ nhất là thế này: Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, tổng thống lãnh đạo nhân dân Mỹ chống lại Đức quốc xã là ai? Phía dưới có sẵn 3 đáp án để lựa chọn: Carter, Roosevelt, Eisenhower. Tôi biết là Roosevelt nhưng lại cố ý gạch chân cái tên Eisenhower. Tiếp theo có mấy câu đều như vậy.

Nhưng rốt cuộc câu hỏi bài thi vẫn theo nguyên tắc dễ trước khó sau, độ khó của câu hỏi không ngừng tăng lên, thậm chí còn rất xa lạ. 

Khi làm những câu hỏi phía sau, tôi không hề biết đâu là đáp án đúng, thế nên khi trả lời bắt đầu thấy khó. Nhưng theo giao hẹn, tôi lại không thể bỏ trống không trả lời. Cuối cùng tôi chỉ có thể cắm đầu điền bừa như trước đây.

Ra khỏi phòng thi, tôi bỗng phát hiện ra lòng bàn tay ướt nhẹp mồ hôi. Lần đầu tiên tôi cảm nhận được, hóa ra thi đạt điểm 0 cũng rất khó.

Tôi bắt đầu thấy uể oải vì tôi biết rất có thể khi trả lời bừa sẽ chọn phải đáp án đúng. Nếu thế, tôi không đạt được điểm 0 rồi.

Kết quả bài thi đã có, là điểm "C" đáng ghét, chứ không phải là điểm "0" đáng yêu.

Thách con thi đạt điểm 0, ông bố khiến con trai lười học mừng rỡ và hồi kết đầy bất ngờ - Ảnh 6.
 

Mặt mày ủ ê, tôi mang bài thi về nhà. Lưu Dung mỉm cười bước tới nhắc nhở tôi, "Chúng ta đã có giao hẹn từ trước. Nếu con không thi được điểm 0, con bắt buộc phải nghe theo lời bố."

Tôi cúi đầu thầm mắng mình chẳng ra sao, đến điểm 0 cũng chẳng thi nổi. Đồng thời tôi cũng ngầm chuẩn bị sẵn sàng cho điều tồi tệ nhất. Ông còn có thể bắt tôi làm gì chứ? Chắc chỉ có thể là bắt tôi cố gắng học tập để sớm thi được điểm A mà thôi.

Lưu Dung hắng giọng ra lệnh: "Giờ cha muốn con mau chóng thi được điểm 0, nói cách khác mục tiêu học tập thời gian tới của con là hướng đến điểm 0. Ngày nào con đạt được điểm 0 thì ngày đó con được tự do."

Suýt nữa tôi tưởng tai mình hỏng hoặc đầu óc Lưu Dung có vấn đề. Cơ hội tốt như vậy ở trong tay mà ông ấy lại dễ dàng tha cho tôi, hơn nữa còn cho tôi cơ hội khắc phục không giới hạn ư?

Để thi đạt điểm "0", tôi bắt đầu chủ động học. Tôi cảm thấy thi được điểm "0" vẫn dễ hơn đạt điểm A. Thế là tôi thấy một tia hy vọng.

Kỳ thi thứ hai được mong đợi cũng mau chóng đến…

Kết cục vẫn lại là điểm "C".

Kỳ thi thứ ba, thứ tư… hết lần này đến lần khác, tôi đều hướng đến điểm 0. Để sớm đạt được điểm 0, tôi vô tình bắt đầu cố gắng học tập.

Sau đó, tôi bắt đầu phát hiện ra những câu hỏi mình nắm chắc có thể làm sai ngày càng nhiều. Nói cách khác, những câu hỏi tôi có thể trả lời đúng ngày càng nhiều. 

Một năm sau, tôi đã thi được điểm 0 đầu tiên, cũng có nghĩa là tôi biết làm tất cả các câu hỏi trong bài thi, câu nào tôi cũng biết được đâu là đáp án đúng, đâu là đáp án sai.

Thách con thi đạt điểm 0, ông bố khiến con trai lười học mừng rỡ và hồi kết đầy bất ngờ - Ảnh 7.

Nhờ vào nỗ lực để đạt điểm 0, cuối cùng cậu học sinh cứng đầu cũng đã chiến thắng bố mình trong giao ước lạ lùng. Ảnh minh họa.

Học sinh có khả năng thi được điểm A mới có bản lĩnh thi được điểm 0

Hôm đó, Lưu Dung rất vui, tự mình vào bếp nấu một mâm cơm, nâng ly rượu lớn tiếng tuyên bố: "Lưu Hiên, chúc mừng con. Cuối cùng con đã thi được điểm 0."

Ông nháy mắt với tôi, nói thêm một câu: "Học sinh có khả năng thi được điểm A mới có bản lĩnh thi được điểm 0. Chắc giờ con đã hiểu được đạo lý này. Có điều bố đã có kế hoạch từ trước. Con bị bố chơi xỏ rồi ha ha ha…"

Đúng thế. Tôi thừa nhận mình đã bị Lưu Dung – bố tôi chơi xỏ rồi.

Trong ván cược này, thực ra mọi hành động của tôi đều sớm nằm trong dự liệu của ông. Nhưng tôi cảm thấy đổi yêu cầu thi đạt điểm tối đa thành điểm 0 dễ dàng chấp nhận hơn nhiều, hơn nữa mình còn sẵn lòng cố gắng để đạt được mục tiêu này. Tôi thật sự không biết mình nghĩ thế nào nữa.

Sau này, tôi thi đỗ vào trường đại học Harvard. Học xong Thạc sĩ, tôi đang học tiếp Tiến sĩ, dịch sách, viết sách, giành giải thưởng âm nhạc, giải thi chương trình truyền hình.

Dường như sau tuổi 18, tôi cũng không muốn làm Schumacher thứ hai nữa. Tôi cảm thấy mình hoàn toàn có thể làm Lưu Hiên đầu tiên.

Giờ bố con tôi cùng tạo một Blog, chủ đề là: Blog hai thời đại bố con luận đàm.

Tôi rất thích chuyện có thể đối xử chân thành, cởi mở với bố, đưa ra ý kiến khác biệt và trao đổi bình đẳng.

Tôi nghĩ, nếu tôi có con, tôi cũng sẽ có "giao hẹn điểm 0" với cháu. Điều này chắc chắn là khoa học, thông minh và hữu ích hơn nhiều so với giao hẹn đạt điểm tối đa…

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news