Tin mới

Thị trường ĐTDĐ: Người tiêu dùng Việt có phải là những kẻ đua đòi?

Thứ năm, 02/04/2015, 15:16 (GMT+7)

Theo\nbáo cáo mới đây của IDC về thị trường tiêu dùng tại Việt Nam đã nhận xét "Điện thoại không chính hãng tại Việt Nam tăng\ntrưởng do nhu cầu chứng tỏ đẳng cấp". 

Theo báo cáo mới đây của IDC về thị trường tiêu dùng tại Việt Nam đã nhận xét “Điện thoại không chính hãng tại Việt Nam tăng trưởng do nhu cầu chứng tỏ đẳng cấp". Câu bình luận này được truyền đi dễ gây cho người đọc một cái nhìn “người Việt xấu xí” hay đua đòi và bon chen.

Nhìn từ góc độ truyền thông thời… siêu phẳng, thì đó là một cái tít dù dài nhưng lại khá giật gân gây tò mò: Người Việt chỉ biết đua đòi và chơi trội, cái gì mới ra là "tậu" ngay để khẳng định mình mà không cần quan tâm đến khả năng sử dụng, tính hiệu quả hay điều kiện kinh tế, tài chính.

Trong thông cáo có đề cập thêm những con số về sự tăng trưởng của thị trường ĐTDĐ Việt Nam, như Việt Nam nằm trong danh sách các nước ASEAN có tốc độ tăng trưởng smartphone cao nhất trong năm 2014; tổng số smartphone được phân phối tại Việt Nam cán mức 11,6 triệu chiếc trong năm ngoái, đạt tốc độ tăng trưởng 57% so với năm 2013, trong đó Smartphone chiếm tỉ lệ 41% trong tổng số ĐTDĐ tại Việt Nam…

Năm 2014, smartphone chiếm khoảng 41% tổng số ĐTDĐ tiêu thụ tại thị trường Việt Nam​ - Ảnh: IDC

Bỏ qua vấn đề sự tiềm năng thị trường ĐTDĐ Việt Nam cũng như các con số tăng trưởng ngoạn mục của nó. Chúng ta chỉ bàn đến nhận định của hãng nghiên cứu thị trường IDC khi cho rằng "Điện thoại không chính hãng tại Việt Nam tăng trưởng do nhu cầu chứng tỏ đẳng cấp". Cơ sở để IDC đưa ra nhận định này là kết quả cuộc "Nghiên cứu thị trường nhập khẩu smartphone không chính hãng tại Việt Nam năm 2014", công bố vào cuối tháng 3/2015, nhưng lại có nhận định về thời điểm năm 2013: "…smartphone không chính hãng chiếm 24% về giá trị của tổng thị trường smartphone vào năm 2013". Ở đây rõ ràng chúng ta thấy rằng có những sự đánh giá khá chủ quan.

Thứ nhất về thời gian thì việc đưa ra nhận định về thị trường sau 15 tháng tính từ thời điểm nghiên cứu của đề tài điều này khiến cho các nghiên cứu trở nên lạc hậu và voo hình chung trở nên khập khiễng với thực tế hiện tại.

Thứ hai, cho dù rằng IDC tiến hành nghiên cứu hàng trăm mẫu thì điều này cũng không thể phản ánh chính xác cho 24% lượng người dùng smartphone xách tay trong thị trường người dùng di động Việt. Không thể phủ nhận trong 24% người dùng Việt đang sử dụng hàng xách tay có những người muốn thể hiện đẳng cấp. Tuy nhiên không phải hầu hết con số này đều có suy nghĩ như vậy, trên thực tế có rất nhiều cơ sở và lập luận để lý giải cho việc này.

Thứ ba, chúng ta đều có thể nhận ra rằng điện thoại xách tay được người Việt chuộng dùng tập trung phần lớn vào iPhone. Lượng iFan tại Việt Nam là khá lớn, tuy nhiên Việt Nam chưa bao giờ nằm trong danh sách thị trường ưu tiên của Apple, nên iPhone chính hãng về đến Việt Nam thường khá muộn so với các thị trường khác như Singapore, Hồng Kông, Mỹ, Nhật… Do vậy những người yêu thích iPhone phải tìm đến nguồn hàng xách tay. Và tất nhiên chúng ta không thể đánh đồng tất cả những tìm mua sản phẩm bằng sự yêu thích thật sự với những người chỉ thích chơi trội. Có thể trong số người yêu thích có người muốn thể hiện đẳng cấp nhưng con số đó không áp đảo.

Thị trường điện thoại xách tay luôn nhộn nhịp - Ảnh: Internet.

Thứ tư, chúng ta cũng phải nhận định rằng người tiêu dùng Việt tìm đến nguồn hàng xách tay cũng vì một lý do quan trọng là giá. Bởi giá của các sản phẩm xách tay luôn rẻ hơn hàng chính hãng. Và tất nhiên những người quan trọng về giá không thể nào nằm trong danh sách những người muốn khẳng định đẳng cấp, hay đua đòi, chơi trội.

Nếu suy nghĩ theo chiều hướng này, thì rõ ràng 24% người dùng Việt dùng hàng xách tay lại chính là những người "chơi" thiếu đẳng cấp, cũng đồng nghĩa với việc chẳng khẳng định được gì hơn. Ngược lại, để khẳng định đẳng cấp càng phải mua hàng chính hãng mới 100%, được bảo hành từ chính nhà sản xuất và phân phối chính thức trong từ 1-2 năm. Dùng hàng chính hãng mới đáng để tự hào ngay cả dưới góc độ pháp lí, tài chính hay đẳng cấp.

Sự nghiệp kinh doanh của các công ty nghiên cứu thị trường là bán thông tin nghiên cứu, vì vậy thông tin đó không những phải xác đáng mà các nhận định còn phải thể hiện được sự nghiêm túc và trách nhiệm cao nhất. Không thể từ một vài con số, hay ý kiến của một số lượng giới hạn người trả lời khảo sát mà đi đến kết luận/qui kết rằng vài điểm chính là diện rộng. Tránh tình trạng chỉ vì ý kiến chủ quan và khiến mọi người có một cái nhìn “ xấu xí” về thực tế.

Nha Trang ( Tổng hợp)

 



Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news